Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”

Việc lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”, thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện; là kênh thông tin để tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, sắp xếp đúng người, đúng việc…

Những ngày cuối năm 2023, tại một số địa phương trên cả nước, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố đã tiến hành tổ chức và công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do HĐND bầu. Những thông tin về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh… được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.

Ảnh internet.
Lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”. Ảnh internet.

Họ quan tâm là bởi không khí đổi mới và dân chủ đã tạo điều kiện để người dân bày tỏ ý nguyện đánh giá, lựa chọn cán bộ… Sau khi có kết quả phiếu tín nhiệm thì kết quả đó sẽ phát huy như thế nào và được sử dụng ra sao?

Đợt sinh hoạt chính trị này là thực hiện theo Quy định 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết 96, ngày 23/06/2023 của Quốc hội, về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ  chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm “tự soi”, “tự sửa”, thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong thời gian tới. Lá phiếu tín nhiệm không chỉ phản ánh ý nguyện của đại biểu HĐND - người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đức tài, uy tín của người được đưa ra lấy phiếu, mà cả trình độ dân trí, chất lượng và hiệu quả của công tác tổ chức lấy phiếu.

Nghị quyết 96 nêu rõ, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ…

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì HĐND tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Qua quan sát, đánh giá của nhiều cử tri, lãnh đạo HĐND tỉnh, thành phố thì hoạt động lấy phiếu tín nhiệm ở một số tỉnh, thành phố diễn ra minh bạch, đúng quy định. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm với những người giữ các chức danh do HĐND tỉnh, thành bầu phản ánh khá thực chất. Có địa phương tỷ lệ người đạt 100% tín nhiệm cao ở mức rất cao, nhưng có nơi số phiếu tín nhiệm cao chỉ đạt ở mức khá; cũng có địa phương người được lấy phiếu tín nhiệm có tỷ lệ “phiếu tín nhiệm thấp” rất cao.

Tỷ lệ số phiếu tín nhiệm cho thấy, nhiều người làm tốt và được đánh giá có kết quả công việc tốt đã được nhiều phiếu tín nhiệm cao. Những người có nhiều phiếu tín nhiệm, tín nhiệm thấp được cho là hụt hơn so với những người có tín nhiệm cao trong thực thi chức trách, chỉ đạo, điều hành…

Lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”. Ảnh internet.
Lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”. Ảnh internet.

Qua những đợt lấy phiếu tín nhiệm, các cơ quan chức năng có thêm thông tin để lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài, bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Lá phiếu tín nhiệm có tác dụng to lớn như vậy là lá phiếu đích thực.

Theo Nghị quyết 96, hai nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá bao gồm: “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật” và “Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”.

Với hai tiêu chí này, nếu như cán bộ không vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định về phẩm chất cá nhân và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ thì sẽ rất khó bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và không thể nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp.

Thế nhưng, thực tế cho thấy có những địa phương tình hình kinh tế - xã hội ổn định nhưng người được lấy phiếu vẫn nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp, thậm chí có người phải đối diện với việc phải từ chức hoặc HĐND tiến hành miễn nhiệm. Thực tế này khiến nhiều cử tri không khỏi bất ngờ và đặt câu hỏi về tính khách quan, công tâm của việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Trên thực tế, hành vi bỏ phiếu của mỗi cá nhân nếu không vì “cái chung” mà chỉ vì “cái riêng”, bất chấp tất cả chỉ vì lợi ích, tham lam cá nhân, quan điểm, cảm xúc và định kiến thì “sứ mệnh” của lá phiếu không còn vì “cái chung” nữa. Lá phiếu lúc này không phản ánh thực chất mà trở thành công cụ để làm giảm uy tín, “hạ bệ” một ai đó thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm.

Cần phải nhắc lại, khi bỏ phiếu tín nhiệm thì đại biểu HĐND phải thể hiện đúng vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tuyệt đối không được thể hiện tình cảm, cảm xúc cá nhân vào việc bỏ phiếu.

Cũng phải lưu ý rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương đã và đang giải quyết những tồn tại, những vấn đề nóng mà Ủy ban kiểm tra các cấp, Thanh tra các cấp, cơ quan cảnh sát điều tra đã chỉ ra. Đó là tình trạng khiếu kiện kéo dài, tình trạng các dự án đắp chiếu lãng phí đất đai, ô nhiễm môi trường; lợi ích nhóm, sân sau ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng dự án… Vì “cái chung” - vì sự phát triển của địa phương và đất nước, đòi hỏi những người có chức trách ở địa phương phải giải quyết những tồn tại, “những vấn đề nóng” theo đúng quy định pháp luật.

Để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì cái chung, Đảng ta có Quy định 22-QĐ/TW, Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”. Ảnh quochoi.vn.
Lấy phiếu tín nhiệm là để người được lấy phiếu “tự soi”, “tự sửa”. Ảnh quochoi.vn.

Bên cạnh đó để bảo đảm đúng “sứ mệnh” của lá phiếu, Quy định 96 và Nghị quyết 96 đều có quy định nghiêm cấm làm sai lệch kết quả, vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu HĐND, trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ…

Nghị quyết 96 cũng quy định, chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu HĐND có thể gửi văn bản đến Thường trực HĐND và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.

Vì thế, để xác thực có hay không tính hợp lệ của các kết quả lấy phiếu tín nhiệm thì việc thẩm tra tại Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, liên quan đến các thông tin: Kê khai tài sản, thu nhập, những vấn đề đại biểu HĐND đề nghị làm rõ, báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm là rất cần thiết.

Nếu người được lấy phiếu không giải trình hoặc giải trình không thuyết phục vấn đề đại biểu HĐND đã phản ánh thì sẽ là một căn cứ quan trọng trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm.

Ngược lại, nếu đại biểu HĐND không báo cáo, không tiếp xúc cử tri, không nêu ra được những vấn đề đề nghị người được lấy phiếu tín nhiệm phải trả lời, giải trình thì rõ ràng người đại biểu chưa làm hết chức trách của mình và đây sẽ cơ sở quan trọng cho nhận định về dấu hiệu của những lá phiếu “bất thường”.

Việc lấy phiếu tín nhiệm là cần thiết, để mỗi cán bộ tự soi, tự sửa, là một kênh thông tin để tổ chức có thể lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài, bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Thế nhưng vẫn còn đó những lợi ích, quan điểm, cảm xúc và định kiến cá nhân không vì “cái chung” mà chỉ vì “cái riêng” khiến lá phiếu tín nhiệm trở nên không thực chất. Thực tế này rất cần sự quan tâm kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc thực thi các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước; tiếp tục hoàn thiện thể chế đánh giá cán bộ, bảo đảm bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh: 5 người tử vong do tại nạn giao thông dịp nghỉ lễ
Bắc Ninh: 5 người tử vong do tại nạn giao thông dịp nghỉ lễ

Theo Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 5 người, bị thương 3 người, thiệt hại tài sản 102 triệu đồng.

Bắc Giang: Tăng cường quản lý, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động
Bắc Giang: Tăng cường quản lý, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, 4 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, làm chết 5 người, tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2023.

Đối tượng nào không được tham gia đoàn thanh, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?
Đối tượng nào không được tham gia đoàn thanh, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhằm góp phần giúp Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế thi.

Lý giải của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần
Lý giải của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Do đó, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.

Long An triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
Long An triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 01/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; UBND tỉnh Long An đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.