RT mới đây đăng tải bình luận của nhà kinh tế Peter Schiff về tương lai đồng USD biến mất khỏi thị trường.

  Liên minh Nga-Trung sớm thay đồng USD bằng vàng? - Hình 1

Nga - Trung có thể hất nổi đế chế tiền lệ Mỹ?

Ông là một trong số ít các nhà kinh tế dự đoán chính xác cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Gần 10 năm sau, ông Schiff đang cho rằng, một cuộc khủng hoảng mới bắt đầu nhen nhóm có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán và xóa đi đồng USD.

"Tôi dự đoán nhiều điều sẽ xảy ra hơn là việc thị trường chứng khoán lao dốc. Cuộc khủng hoảng tài chính sẽ diễn ra, nó là hậu quả kinh khủng ở nơi mà nước Mỹ đang dẫn đầu" - ông Schiff nói.

Theo chuyên gia kinh tế này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thổi phồng một quả bong bóng khổng lồ mà không thể bơm thêm được nữa. Khi nó nổ ra, hậu quả để lại sẽ rất đau đớn cho nền kinh tế và nó là hậu quả thảm khốc hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng năm 2008.

"Tôi nghĩ rằng bong bóng này quá lớn để đẩy nó lên. Nó có thể là mẹ của tất cả các bong bóng trên toàn cầu và khi nó nổ ra, không có bất cứ điều gì có thể che giấu được nữa. Lần này, cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi thứ trong ví của bạn" - nhà kinh tế Schiff nhấn mạnh.

Ông Schiff so sánh khoản nợ 20 nghìn tỷ USD với một con lạc đà nạp đầy hàng hóa trên lưng.

"Bạn có thể lấy bao nhiêu rơm lên lưng lạc đà? Bạn không biết cho đến khi bạn đưa lên bó rơm cuối cùng và nó trở nên quá sức và bạn làm con lạc đà ngã khụy.

Ở đây cũng vậy, khi ban đang nợ 20.000 tỷ USD, bạn thử nợ lên 25.000 USD rồi xem có khả năng trả hết nợ không? Có lẽ. Tại một số thời điểm, chúng ta sẽ phá vỡ chính mình như con lạc đà phải gánh hết các bó rơm. Rồi chúng ta đi tìm xem khả năng gánh vác nợ của chúng ta tới đâu. Khi đó, chúng ta đã kiệt sức rồi" - nhà kinh tế nhắn nhủ.

Ông Schiff cho hay, hệ thống tài chính hiện tại cũng sẽ không làm giảm giá của kim loại quý. Vàng là sự thay thế thực sự cho tiền tệ và mọi người đang bắt đầu nghi ngờ họ thực sự có thể tin tưởng vào các ngân hàng trung ương.

"Tiền không phải không có giới hạn. Người ta không tin tưởng vào đồng tiền ngoại tệ ... Ngày càng có nhiều người đang tìm kiếm các phương án thay thế, và sự lựa chọn thực sự là vàng. Khi nắm được vàng, nó sẽ lấn át khả năng của các ngân hàng trung ương để ngăn chặn giá cả"- ông Schiff nói.

Dù không nói thẳng ra nhưng các chiến thuật kinh tế mà ông Schiff nhắc tới không khác nào các ý định đầu tư mà Nga và Trung Quốc đang nỗ lực muốn đẩy lui giá trị của đồng USD trên thị trường tiền tệ bằng cách ngày càng lưu trữ thêm rất nhiều vàng. Nga và Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh lượng vàng lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, khi muốn lật đổ đồng USD, nền kinh tế thay thế phải có được sự trụ vững nhất định.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc không được đánh giá cao tới mức vậy.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cảnh báo về sự mất cân bằng và rủi ro của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới - Trung Quốc.

Theo các cuộc điều ra nhằm "thăm khám sức khỏe" các nền kinh tế, Trung Quốc đang đứng trước các nguy cơ tài chính đặc biệt nghiêm trọng.

4/5 ngân hàng trên khắp cả nước đang có nguy cơ sụp đổ. Các ngân hàng "big four" của Trung Quốc có đủ vốn nhưng các ngân hàng thương mại lớn, trung bình dường như dễ bị tổn thương hơn.

Liên minh Nga-Trung sớm thay đồng USD bằng vàng? - Hình 2

Trung Quốc lật đổ đồng USD có dễ?

Sự phức tạp ngày càng tăng của hệ thống tín dụng đã làm tăng các rủi ro về tài chính.

"Tăng trưởng tín dụng đã vượt quá tốc độ tăng trưởng GDP, dẫn đến sự dư thừa tín dụng ở mức rất lớn" - đánh giá của IMF cho thấy.

Báo cáo của IMF cho rằng, nợ quốc gia hiện nay của Trung Quốc bằng 234% tổng sản lượng của cả nước.

"Các mục tiêu chính rõ ràng trong việc ngăn chặn sự sụt giảm lớn việc làm tại địa phương và đạt được mục tiêu tăng trưởng khu vực đã mâu thuẫn với các mục tiêu chính sách khác như sự ổn định về tài chính" - báo cáo có đoạn.

IMF đã thừa nhận rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đang tiến hành các biện pháp để ngăn chặn những rủi ro và cam kết cải thiện an ninh tài chính. Họ cho rằng Bắc Kinh nên điều chỉnh chiến lược kinh tế của mình xa hơn và tạo ra một cơ thể chỉ tập trung vào ổn định tài chính.

Bà Ratna Sahay, Phó Giám đốc Vụ Thị trường Tiền tệ,vụ của IMF, cho biết: "Chúng tôi khuyến nghị các nhà chức trách không nên nhấn mạnh tăng trưởng GDP" .

Bà nói thêm rằng "những cam kết ngầm cho các doanh nghiệp nhà nước cần được loại bỏ một cách cẩn thận và dần dần."

IMF cũng cảnh báo chống lại sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính mới, điều mà họ cho rằng "có thể rất nhanh chóng trở nên phổ biến và có nguy cơ xảy ra rủi ro mang tính hệ thống".

Ngọc Dương - Baodatviet