Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lộ trình nào để đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện?

Bộ Công Thương thông tin, Việt Nam phát triển công nghệ theo từng giai đoạn và phù hợp với từng chủng loại than sử dụng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới theo từng giai đoạn.

Bộ Công Thương đã đưa ra quan điểm về lộ trình chuyển đổi công nghệ để đạt mục tiêu đến năm 2050, các nhà máy nhiệt điện sẽ không còn đốt than.

Nhiều quốc gia vẫn có kế hoạch duy trì hoặc thậm chí xây mới các nhà máy nhiệt điện than. Ảnh: XGLOBAL Markets
Nhà máy nhiệt điện than. Ảnh XGLOBAL Markets.

Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện đốt than phát triển trước giai đoạn 2010 hầu hết là sử dụng than antracite trong nước với chất bốc rất thấp, nhiệt trị thấp và độ tro cao nên chỉ phù hợp với thông số hơi cận tới hạn. Các nhà máy nhiệt điện đốt than phát triển giai đoạn sau năm 2010 đến nay và sử dụng than nhập đều đã chuyển sang áp dụng thông số hơi trên tới hạn (hiệu suất cao, suất tiêu hao nhiên liệu giảm). 

Đặc biệt các nhà máy nhiệt điện đang trong quá trình xây dựng như Vũng Áng II, Quảng Trạch I đã áp dụng thông số hơi trên siêu tới hạn, thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than hiện đang vận hành ổn định và đáp ứng các yêu cầu quy định hiện hành về môi trường khí thải (QCVN 22:2009/BTNMT; QCVN 05:2009/BTNMT) và môi trường nước thải (QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT). 

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg, Việt Nam sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030 và các nhà máy điện khí sau năm 2035 để bảo đảm giảm phát thải carbon và mục tiêu cam kết tại COP 26 về trung hoà carbon vào năm 2050.

Nguồn ảnh internet.
Lộ trình nào để đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện? Nguồn ảnh internet.

Hiện nay, việc chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện sang sử dụng amoniac đã được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới phát triển nghiên cứu thử nghiệm và cơ bản đã hoàn thành thử nghiệm với tỉ lệ đốt trộn amoniac đạt 20%.

Bộ Công Thương nhận định, việc tăng tỉ lệ đốt kèm, sẽ dẫn đến tăng chi phí đầu tư và vận hành do cần phải tiến hành nghiên cứu, thay thế các thiết bị, cũng như hiện nay chuỗi cung ứng amoniac, hydro chưa được hình thành và phát triển nên việc bảo đảm cung cấp đủ nhiên liệu thay thế cho than, khí để vận hành ổn định nhà máy điện khi thực hiện chuyển đổi nhiên liệu là một thách thức lớn. 

Hơn nữa, việc chuyển đổi nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần xem xét để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và công nghệ, chi phí thực tế tại các nước đi trước trên thế giới.

Trước đó, Bộ Công Thương đã có cuộc họp với các nhà máy nhiệt điện đốt than để triển khai thực hiện Quyết định 500/QĐ-TTg liên quan đến việc chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than.

Nguồn ảnh internet.
Lộ trình nào để đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện? Nguồn ảnh internet.

Cơ quan này cũng đã ban hành văn bản số 3606/BCT-ĐL ngày 12/06/2023 đề nghị chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac để triển khai áp dụng khi đủ 20 năm vận hành, bảo đảm hiệu quả kinh tế của nhà máy; đối với các nhà máy điện than không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hoặc thu giữ carbon, đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án dừng hoạt động khi nhà máy đã vận hành đủ 40 năm.

Bộ Công Thương khẳng định, để bảo đảm việc phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tất cả các phương án đề xuất tính toán đều phải thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Quy hoạch điện VIII.

Theo đó, ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tỉ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) đạt khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất và khoảng 67,5 - 71,5% vào năm 2050.

Dự kiến, năm 2030, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và các dự án đang triển khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 30.127 MW. Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn sang sinh khối/amoniac, tổng công suất 25.632 - 32.432 MW, sản xuất 72,5 - 80,9 tỷ kWh (5,3 - 6,6% tổng điện năng sản xuất).

Với chương trình phát triển nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII, mức phát thải CO2 của ngành điện năm 2030 đạt 204 - 254 triệu tấn, 2035 đạt 226 - 254 triệu tấn và đến năm 2050 sẽ ở mức 27 - 31 triệu tấn (thấp hơn hạn mức 35 triệu tấn nêu ở trên).

Như vậy, theo Bộ Công Thương: Lộ trình chuyển đổi năng lượng trong Quy hoạch điện VIII bảo đảm mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong Quyết định số 896/QĐ-TTg. 

Công Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh: Thị xã Quế Võ giải ngân gần 51,7 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách
Bắc Ninh: Thị xã Quế Võ giải ngân gần 51,7 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách

Từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) giải ngân gần 51,7 tỷ đồng vốn ưu đãi cho hơn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Vì sao, doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản khó tiếp cận được dòng tiền?
Vì sao, doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản khó tiếp cận được dòng tiền?

Các doanh nghiệp bất động sản có kết quả kinh doanh không tốt sẽ khó tiếp cận được vốn ngân hàng. Tiêu dùng vẫn hạn chế do việc làm chưa phục hồi và nhóm trung lưu phải giải quyết nợ vay bất động sản.

Vĩnh Phúc tạm giữ 342 bình N2O sang chiết trái phép
Vĩnh Phúc tạm giữ 342 bình N2O sang chiết trái phép

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, đơn vị vừa tạm giữ 342 bình khí cười (N2O) tại cơ sở sang chiết trái phép trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể giảm mạnh
Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể giảm mạnh

Theo thông tin từ một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, giá xăng dự kiến giảm khoảng 1.100-1.280 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm nhẹ hơn khoảng 650-780 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng dầu có thể giảm ít hơn.

Giá lúa gạo hôm nay 9/5: Giá lúa tiếp tục neo cao, mặt hàng gạo biến động
Giá lúa gạo hôm nay 9/5: Giá lúa tiếp tục neo cao, mặt hàng gạo biến động

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (9/5) thị trường trong nước duy trì ổn định với lúa trong khi các mặt hàng gạo lại biến động trái chiều.

Vĩnh Phúc tạm giữ 1.038 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu
Vĩnh Phúc tạm giữ 1.038 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra, tạm giữ 1.038 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu tại 2 địa điểm kinh doanh của chủ hộ Nguyễn Thu Hằng, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.