Theo đó, trước diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn và một số sinh vật gây hại còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, tác động đến sản xuất.
UBND tỉnh yêu cầu: Đối với lúa vụ Hè Thu, Thu Đông, vụ Mùa, tiếp tục chăm sóc và theo dõi tình hình sinh vật gây hại và có giải pháp phòng trị kịp thời; tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, triều cường, nguồn nước trong và ngoài hệ thống cống; đảm bảo phân phối nước hợp lý, hiệu quả; theo dõi tình hình khí tượng thủy văn, thường xuyên cập nhật bản tin thời tiết để có phương án kịp thời đối với lúa vụ Hè Thu sắp thu hoạch.
Về xác định thời vụ gieo sạ vụ Đông Xuân 2024 – 2025, các địa phương bố trí thời vụ sản xuất lúa cần bám sát theo việc vận hành các hệ thống công trình thủy lợi; đồng thời căn cứ thời gian, mật độ rầy nâu, sâu năn vào đèn để xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho từng tiểu vùng, từng cánh đồng một cách đồng loạt; chỉ đạo gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024 - 2025 thích ứng linh hoạt hợp lý với diễn biến nguồn nước tại các vùng chủ động được nước, vùng có nguy cơ thiếu nước, vùng có khả năng ảnh hưởng lũ và từng vùng bị tác động xâm nhập mặn theo khung lịch thời vụ gieo sạ chung cho toàn tỉnh.
Cụ thể như sau: Đợt 1: 15/10/2024 - 25/10/2024 DL, nhằm ngày 13/9 - 23/9/2024 AL (các huyện phía Bắc: Vùng gò biên giới; các huyện phía Nam: một số xã thuộc huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa và Tân Trụ khả năng thiếu nước tưới cuối vụ).
Đợt 2: 15/11/2024 - 25/11/2024 DL, nhằm ngày 15/10 - 25/10/2024 AL (các huyện phía Bắc: Vùng đất trung bình, vùng có đê bao; các huyện phía Nam: Các xã chủ động nguồn nước).
Đợt 3: 13/12/2024 - 28/12/2024 DL, nhằm ngày 13/11 - 28/11/2024 AL (các huyện vùng trũng thuộc Đồng Tháp Mười đê bao chưa khép kín).
Đối với các huyện phía Bắc cần tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo sạ, tập trung trong tháng 11, dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 trong tháng 12/2024.
Đối với các huyện phía Nam của tỉnh cần chú ý theo dõi những khu vực dễ bị ảnh hưởng của triều cường, xâm nhập mặn nên chuyển canh tác sang các cây trồng ngắn ngày, cây trồng sử dụng ít nước tưới và áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới cho cây trồng.
Đặc biệt, các khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn cần chủ động nạo vét ao, kênh, mương nội đồng, sử dụng biện pháp tích trữ nước, tăng cường tuyên truyền vận động nông dân gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025 trong tháng 11/2024 và hạn chế gieo sạ trong tháng 12/2024.
Đồng thời, các địa phương tập trung chỉ đạo, rà soát và thường xuyên theo dõi, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, các bản tin nông vụ, dự báo tình hình sản xuất tiêu thụ lúa gạo; chủ động kiểm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại cây trồng tại các giai đoạn quyết định năng suất để có chỉ đạo kịp thời.
Về cơ cấu giống, nhóm giống lúa chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khảnăng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt: OM18, OM5451, OM4900, OM6976,Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM7347, IR50404, Nàng Hoa 9....
Nhóm giống bổ sung thích hợp một số vùng sản xuất đặc thù, phù hợptập quán canh tác, có thị trường hẹp: OM576, OM6162, RVT, VD20,nếp IR4625, Tài Nguyên, ST 24,...
Nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản đang có tỉ lệ gia tăng trong cơ cấu giống chung: Jasmine 85, VD20, ST24, ST25, RVT, Nàng Hoa 9, nếpIR4625...Các giống lúa chịu phèn, mặn: OM6976, OM5451, OM1352, OM576,…
Việc sử dụng giống cho vùng xâm ngập mặn nên sử dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu mặn khá, kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao ở giaiđoạn lúa trỗ bông.
Về biện pháp canh tác trong mùa khô đối với cây ăn quả: tích trữ nước ngọt thông qua các giải pháp nạo vét kênh mương nội đồng, dùng bạt nilông trải dưới kênh mương để chứa nước ngọt; đào ao chứa nước ngọt trong vườn,...;
Hạn chế bốc thoát hơi nước bằng tủ gốc với các nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, lá dừa, cỏ khô và các thực vật khác) hoặc màng phủ nông nghiệp đểphủ gốc giữ ẩm cho cây; hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, áp dụng giải pháp quản lý cỏ dại bằng cắt cỏ, nhằm giữ độ ẩm đất, bảo vệ môi trường sinh thái;
Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả thông qua đầu tư hệ thống tưới tiếtkiệm (nhỏ giọt, phun mưa), kết hợp cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ giúp đất giữ ẩm tốt, hạn chế bốcthoát hơi nước.
Khi vườn cây bị hạn, mặn bón bổ sung phân Sulphate Kali, vôi bột, khihạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn; phân vi lượng chứa canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây, cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa, trái non để hạn chế thoát hơi nước.
Chủ động đo nồng độ mặn, chỉ lấy nước tưới khi nồng độ cho phép. Tùy theo tình hình nguồn nước để bố trí rải vụ hợp lý, tránh thiệt hại dohạn hán và xâm nhập mặn gây ra.
Đối với vùng đất nhiễm phèn, nên chủ động trữ nước và giữ ngọt trong mương để ém phèn, hạn chế tình trạng để mương trong vườn khô gây xì phèn làm chết cây khi có mưa trở lại.
Ngoài ra, UBND tỉnh lưu ý các huyện phía Nam có khả năng thiếu nước vào cuối vụ, khuyến cáo nông dân hạn chế hoặc không gieo sạ lúa Đông Xuân để bảo đảm nguồn nước tưới cho các cây trồng khác.
Vụ lúa Hè Thu 2024, tính đến ngày 17/9/2024 toàn tỉnh đã gieo sạ 222.124 ha/KH 215.000 ha (đạt 103,3% so với kế hoạch, bằng 100,4% so với cùng kỳ), đã thu hoạch 190.706,7 ha, năng suất khô ước đạt 53,7 tạ/ha, sản lượng 1.023.867 tấn. Tại một số huyện, nông dân đã tranh thủ gieo sạ lúa Thu Đông 2024 với diện tích 46.321 ha/KH 56.000 ha (bằng 82,7% so với kế hoạch, bằng 72,4% so với cùng kỳ), đã thu hoạch 26.605 ha, năng suất khô ước đạt 56,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 151.419 tấn.
Thuận Yến (t/h)