Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lựa chọn thông thái của người tiêu dùng khi mua hàng điện tử, điện lạnh là gì?

Trước nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, rất nhiều mặt hàng điện tử từ nhiều hãng khác nhau đang tạo ra cuộc chiến về giá cũng như chất lượng để thu hút khách hàng.

Những bí quyết mua hàng điện tử, điện lạnh chính hãng sẽ giúp người tiêu dùng có góc nhìn hiểu biết và khách quan hơn khi mua sắm. Vì vậy để chọn được những sản phẩm chính hãng và ưu đãi tốt, việc lựa chọn nơi mua cung cấp các sản phẩm điện tử, điện máy uy tín, đảm bảo nguồn gốc cũng như chất lượng là yếu tố rất quan trọng. Trong chuyên mục “Người tiêu dùng thông thái”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu người tiêu dùng có những lựa chọn như thế nào nhé!

LTS: Nhân dịp ngày Quyền của Người tiêu dùng, tạp chí Thương hiệu & Công luận chuyển đến bạn đọc những thông tin, quy định về Quyền của Người tiêu dùng. Chúng tôi thực hiện loạt bài này, với mong muốn để Người tiêu dùng hiểu và biết quyền của mình, để trở thành người tiêu dùng thông thái; để chi tiền mua được những sản phẩm đúng với mức tiền chi; để thực hiện quyền khi tiêu dùng, tránh tiền mất, tật mang.

Hôm nay, ngày 15/03, là Ngày Quyền của người tiêu dùng. Thương hiệu & Công luận tiếp tục mang gửi đến độc giả thông tin về Quyền người tiêu dùng.

Sau một loạt bài viết: Người tiêu dùng có cần biết Quyền của người tiêu dùng không?; Người tiêu dùng có những Quyền gì?; Người tiêu dùng trong "ma trận" nhập nhèm hàng tiêu dùng thật – giả giống nhau thì xử lý như thế nào?; Người tiêu dùng xử lý như thế nào với thực phẩm không rõ nguồn gốc, bẩn, hết hạn sử dụng?Người tiêu dùng khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử thật - giả lẫn lộn thì xử lý như thế nào?

Những bài viết trên chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực. Bên cạnh sự bùng nổ về vấn đề y tế, ATVST, mua hàng thông qua thương mại điện tử… thì thị trường điện tử, điện lạnh cũng đang có sự đầu tư mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hôm nay, nhân ngày 15/03, là ngày Quyền của Người tiêu dùng chúng tôi xin được gửi đến độc giả những lựa chọn khi mua hàng điện tử, điện lạnh của người tiêu dùng? Lựa chọn nơi nhỏ lẻ để mua hay vào các siêu thị lớn?

Từ cửa hàng nhỏ lẻ

Dạo quanh một vòng các cửa hành kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn TP. Hà Nội cho thấy, đa phần mặt hàng tại đây là những vật dụng thiết yếu trong gia đình từ những đồ gia dụng nhỏ như đèn pin, ổ điện, bình đựng nước, quạt mini, máy lọc nước, máy giặt, TV loại nhỏ, thậm chí còn có cả ấm nước, chén ăn...

Đáng chú ý, các sản phẩm ở đây khá rẻ, có những sản phẩm chỉ vài chục nghìn đồng. Nếu tại các cửa hàng điện máy lớn, nhiều sản phẩm cùng loại có giá cả triệu đồng thì tại đây sản phẩm chỉ ở mức vài trăm nghìn. Chẳng hạn như quạt điện, thương hiệu Việt giá chỉ hơn 200.000 đồng, trong khi tại các siêu thị điện máy lớn, giá thấp nhất là 500.000 đồng một chiếc.

Tại một cửa hàng đồ gia dụng khu vực Thanh Xuân, khách hàng mua quạt chỉ với giá hơn 200.000 đồng/chiếc nhưng trong các siêu thị điện máy lớn, giá thấp nhất là 500.000 đồng/chiếc.
Tại một cửa hàng đồ gia dụng khu vực Thanh Xuân, khách hàng mua quạt chỉ với giá hơn 200.000 đồng/chiếc nhưng trong các siêu thị điện máy lớn, giá thấp nhất là 500.000 đồng/chiếc. Ảnh Thanh Tuyến

Anh Đào Cường trú tại khu vực quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Thay vì phải vào siêu thị điện máy để mua một chiếc quạt tôi có thể chọn mua ngay tại các cửa hàng gần nhà. Tuy có ít lựa chọn hơn, nhưng tiết kiệm thời gian, đảm bảo chất lượng, hỏng hóc gì cũng có thể đem ngay ra bảo hành, sửa chữa, vì toàn chỗ quen biết”.

Ghi nhận tại cửa hàng máy tính HACOM tại 43 Thái Hà, Đống Đa, do dịch bệnh Covid-19 nhiều học sinh, sinh viên phải học theo hình thức trực tuyến nên nhu cầu mua sắm laptop, tablet… tăng vọt. Được biết, "thời gian qua, tỷ lệ cuộc gọi tìm hiểu và mua sản phẩm tại HACOM tăng 100%. Người mua đa phần phục vụ việc học online, có một số để làm việc.

Thay vì mua hàng tại các siêu thị điện máy lớn thì người tiêu dùng chọn mua hàng tại các siêu thị nhỏ lẻ nhằm dễ bảo hành.
Thay vì mua hàng tại các siêu thị điện máy lớn thì người tiêu dùng chọn mua hàng tại các siêu thị nhỏ lẻ nhằm dễ bảo hành.

Như vậy, một số người tiêu dùng có quan điểm, các cửa hàng nhỏ lẻ nhỏ lẻ không đa dạng mẫu mã, sản phẩm như ở các siêu thị lớn nhưng khiến người tiêu dùng an tâm, tin tưởng hơn bởi dễ bảo hành sửa chữa.

Theo bạn Dũng - nhân viên tư vấn bán hàng máy tính HACOM, các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ có lợi thế hơn các chuỗi lớn là không tốn chi phí điều hành, quảng cáo, kho bãi… do đó có thể bán sản phẩm với giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Kinh tế vẫn luôn là yếu tố được nhiều người tiêu dùng vùng thôn quê cân nhắc, để chọn mua đồ điện máy

….. Đến các siêu thị điện máy

Khảo sát một số siêu thị điện máy trên địa bàn Hà Nội, dễ thấy nhất là việc giảm giá bán tối đa cho người tiêu dùng. Hàng loạt mặt hàng tủ lạnh, dàn âm thanh, đồ gia dụng, điện thoại, máy tính… được khuyến mại ấn tượng…

Anh Ngô Quyền - người mua hàng tại siêu thị điện máy HC tại 348 Giải Phóng, Hà Nội chia sẻ, khi tôi muốn mua sắm đồ điện máy, điều tôi quan tâm nhất là chất lượng của sản phẩm, giá cả phù hợp với số tiền và chế độ bảo hành của sản phẩm. Và đây là lần dầu tiên tôi đến đây mua.

Điện máy xanh cũng không nằm ngoài cuộc chơi này khi đầu tư cho các chương trình ưu đãi lớn, đề cao chất lượng con người và cung cách phục vụ. Tuy nhiên khi được hỏi về Ngày quyền người lao động, thì bạn nhân viên bán hàng tại Điện máy xanh 27 Lê Văn Lương trả lời không biết đến ngày này và chưa nghe bao giờ… Các hệ thống của điện máy bình thường vẫn có đợt khuyến mại theo từng mẫu mã, sản phẩm.

Điện máy xanh cũng có nhiều các chương trình ưu đãi lớn…
Điện máy xanh cũng có nhiều các chương trình ưu đãi lớn.
Người tiêu dùng mua tivi tại Điện máy xanh.
Người tiêu dùng mua tivi tại Điện máy xanh.

Còn chị Nguyễn Thị Quyên – nhân viên bán hàng tại siêu thị điện máy MediaMart số 41 Lê Văn Lương, Thanh Xuâ cho biết, nhân ngày Quyền của Người tiêu dùng 15/3, siêu thị cũng đã có nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi và phần quà hấp dẫn cho những khách mua hàng bắt đầu từ 15-20/03/2022.

Chị Nguyễn Thị Quyên – nhân viên bán hàng tại siêu thị điện máy MediaMart chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Quyên – nhân viên bán hàng tại siêu thị điện máy MediaMart 41 Lê Văn Lương, Thanh Xuân chia sẻ.

Khảo sát thực tế cũng cho thấy, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như mục đích, ý nghĩa quyền của người tiêu dùng để trở thành người tiêu dùng thông thái; mua được những sản phẩm đúng với mức tiền chi, khiếu nại kịp thời đúng lúc đúng chỗ…

Người tiêu dùng yêu cầu giải quyết ra sao?

Lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 như: điện thoại, viễn thông; đồ điện tử gia dụng; tín dụng tiêu dùng; hàng hóa tiêu dùng thường ngày... dẫn đầu số lượng khiếu nại của người tiêu dùng đến Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng yêu cầu giải quyết. Bên cạnh đó, những lĩnh vực: Hàng không, du lịch, tài chính, bảo hiểm cũng đã phát sinh nhiều hơn các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Còn những nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại như Tín dụng tiêu dùng; Bất động sản, Nhà ở; Y tế, Chăm sóc sức khỏe; Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn; Dịch vụ Kết nối Internet; Mạng di động vẫn là những lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phổ biến về số lượng khiếu nại của người tiêu dùng vẫn giữ ở mức trung bình như những năm trước đó.

Trong năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng đã tiếp nhận qua Tổng đài 1800 6838 hơn 13.000 cuộc gọi với người tiêu dùng trên đa dạng các lĩnh vực, tăng 17,6% so với năm 2020. Trong đó, Cục đã tiếp nhận, tư vấn và hỗ trợ giải quyết cho gần 2.600 trường hợp thông qua gọi điện và gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng; với gần 1.300 vụ việc (chiếm khoảng 50% tổng vụ việc mà Cục đã tư vấn, hỗ trợ) được giải quyết qua đơn, thư phản ánh, yêu cầu hỗ trợ của người tiêu dùng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giảm khoảng 12% so với năm 2020, nhưng tăng 122% so với năm 2019 và 185% so với năm 2018.

Vậy người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợi Người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy thì phải làm gì? Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cụ thể: Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được giải quyết thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án; Không được thương lượng, hoà giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.

Như vậy, qua những bài viết trên đã giúp người tiêu dùng trang bị cho mình kiến thức, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình để có thể tự bảo vệ mình khi mà mua sản phẩm.

“Khi phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, người tiêu dùng hoặc đại diện hợp pháp của mình khiếu nại đến các tổ chức, cá nhân sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.”

Cũng theo Điều 16, 17, 18 Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng (NTD), pháp luật có những điểm quan trọng sau đây mà NTD cần lưu ý:

Về hình thức khiếu nại, việc khiếu nại của NTD có thể được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức khiếu nại.

Về thời hiệu khiếu nại của người tiêu dùng, trong vòng 06 tháng, quyền khiếu nại của NTD được xác lập kể từ ngày NTD thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Về thời gian giải quyết khiếu nại, tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với các trường hợp thông thường và 03 ngày đối với các trường hợp NTD bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng bởi hàng hóa, dịch vụ hoặc các trường hợp cấp thiết khác.Thời gian này có thể thay đổi nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Kết quả giải quyết khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác được NTD chấp nhận.

Tuy nhiên, một điểm cần phải lưu ý hơn hết là việc khiếu nại trên sẽ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hòa giải, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp không hòa giải được, NTD có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật (theo Điều 23 Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999). Và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD.

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia
Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) vừa công bố quyết định thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại nước này.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 35,6% so với tháng trước
Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 35,6% so với tháng trước

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 34 tỷ USD, tăng tới 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng
Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng

Ngày 29/3, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức ngày hội HMTN đợt 1 năm 2024. Ngày hội đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân tham gia đăng ký hiến máu.

Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”
Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”

Ngày 29/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024, mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25%, mở rộng mạng lưới, bầu bổ sung thành viên HĐQT…

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ

Ngày 29/03, theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ 7.890 kg sợi polyester các loại không có nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ có trị giá hơn 118 triệu đồng.

Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng
Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chủ động phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất.