Hàng trăm nghìn sản phẩm gồm các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và hàng gia dụng cho đến các thiết bị y tế liên quan đến Covid-19 đã bị lực lượng chức năng liên ngành tiến hành tiêu huỷ do không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều người tiêu dùng vẫn đang băn khoăn và lo lắng đến việc tiền mất tật mang và ảnh hưởng đến đời sống - sức khoẻ khi sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và xác định nơi mua bán để để trở thành người tiêu dùng thông thái nhé.

LTS: Nhân dịp ngày Quyền của Người tiêu dùng, tạp chí Thương hiệu & Công luận chuyển đến bạn đọc những thông tin, quy định về Quyền của Người tiêu dùng. Chúng tôi thực hiện loạt bài này, với mong muốn để Người tiêu dùng hiểu và biết quyền của mình, để trở thành người tiêu dùng thông thái; để chi tiền mua được những sản phẩm đúng với mức tiền chi; để thực hiện quyền khi tiêu dùng, tránh tiền mất, tật mang.

Bài viết Người tiêu dùng có cần biết Quyền của người tiêu dùng không? https://thuonghieucongluan.com.vn/bai-1-nguoi-tieu-dung-co-can-biet-quyen-cua-nguoi-tieu-dung-khong-a164978.html, được đăng tải 13h, ngày 11/03 và bài viết Người tiêu dùng có những Quyền gì?https://thuonghieucongluan.com.vn/bai-2-nguoi-tieu-dung-co-nhung-quyen-gi-a165044.html được đăng tải 06h 30, ngày 12/03 chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của độc giả.

Qua 02 bài viết toà soạn đăng tải, phần lớn độc giả đã hiểu về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…đã góp phần từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.

Tuy nhiên, trong phản hồi, nhiều độc giả cũng đang băn khoăn về hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...  Gặp phải những trường hợp như thế thì người tiêu dùng phải làm như thế nào? Nhiều độc giả hỏi rằng, họ mua hàng ở siêu thị uy tín, hàng ghi "tem mác" nhưng về nhà mang ra sử dụng thì không phải là mà có pha hóa chất. Vậy, khiếu kiện đến đâu để đòi lại công bằng?

Rất nhiều và rất nhiều những câu hỏi quả thực bức xúc và nhức nhối. Thương hiệu & Công luận sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết, tránh trường hợp “tiền mất, tật mang” để độc giả biết cách tự bảo vệ mình để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Tiêu hủy nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hàng trăm nghìn sản phẩm gồm các mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng và hàng gia dụng đã bị lực lượng chức năng liên ngành, tiến hành tiêu huỷ do không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số hàng hoá bị tiêu huỷ là tang vật bị tịch thu tại Hưng Yên và Hà Nội vào tháng Sáu năm 2021. Trong đó có 22.029 sản phẩm là mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng của cửa hàng kinh doanh tại phố Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) và 93.400 sản phẩm nhập lậu gồm các mặt hàng rượu, mỹ phẩm, thực phẩm và máy xông tinh dầu muỗi thu giữ tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ước tính trị giá hai lô hàng trên khoảng 20 tỷ đồng. Hiện toàn bộ số hàng hoá đã bị tiêu huỷ bằng hình thức cơ học và đốt lò nhiệt độ cao, một số sản phẩm khác sẽ được đem đấu giá để nộp ngân sách Nhà nước.

Từ các thiết bị ý tế Covid-19

Lợi dụng sự lo lắng của người dân về tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số đối tượng tại Lạng Sơn đã đặt mua hàng trăm bộ kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ và giao bán tràn lan trên mạng xã hội về bán kiếm lời. Theo đó, chiều 02/03/2022, tại đường Bà Triệu, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, Đội Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ đối tượng Nông Đức Quyền (sinh năm 1984, trú tại thành phố Lạng Sơn) dùng xe mô tô vận chuyển 500 bộ Kit test nhanh Covid-19 không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp đi tiêu thụ. Quyền khai đặt mua số hàng trên với một người không quen biết qua mạng xã hội Zalo với giá 50.000đồng/bộ, lô hàng có tổng trị giá 25 triệu đồng; khi đang đi giao cho khách thị bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Tại tỉnh Nghệ An: Vào 09h ngày 02/03/2022, tại phường Bến Thủy (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Vinh bất ngờ kiểm tra một cơ sở đang có hành vi sản xuất dung dịch rửa tay khô nhãn hiệu AERIUS và dầu gió Tuệ Linh. Quá trình kiểm tra chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ các loại giấy tờ nào do cơ quan chức năng cấp phép. Chủ cơ sở là H.A.Đ. (sinh năm 1983, trú tại phường Bến Thủy, thành phố Vinh) đã thuê tầng 1 của ngôi nhà 2 tầng làm nơi sản xuất hàng giả. Kiểm tra tại tầng 1 và khu vực phía sau nhà, lực lượng Công an thu giữ 980 chai xịt khuẩn chai nhựa màu trắng bên trong có chứa dung dịch chất lỏng, dung tích 500ml, mang nhãn hiệu “DUNG DỊCH RỬA TAY KHÔ AERIUS ISO 9001: 2008, do đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược phẩm SJK (địa chỉ xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)”; 1.944 chai dầu gió Tuệ Linh thành phẩm mang nhãn hiệu “dầu gió đỏ cao cấp Tuệ Linh do Công ty CBSP-BASIC COMMESCIAL LIMITED LIABICITY COMPANY sản xuất”; gần 100.000 chai, lọ, vỏ, bao bì, nhãn mác chưa sử dụng; 02 bộ máy dùng để sản xuất hàng giả; gần 1.000 lít dung dịch và một số hóa chất phụ gia đã được pha chế để đóng trong các chai nước sát khuẩn và dầu gió.

Tiếp tục mở rộng điều tra, tại số nhà 38, đường Đặng Tất, phường Lê Mao, thành phố Vinh, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Vinh tiếp tục thu giữ 610 chai nhựa xịt khuẩn dung tích 500ml, mang nhãn hiệu “DUNG DỊCH RỬA TAY KHÔ AERIUS ISO 9001:2008, do đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược phẩm SJK”. Số hàng này đều do cơ sở của H.A.Đ. sản xuất.

Tại Thái Nguyên: Trước đó, vào 21h40 ngày 22/02/2022, tại khu vực cổng chính Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Công an thành phố Thái Nguyên tiến hành kiểm tra đột xuất xe ô tô tải do Nguyễn Văn Đáng (SN 1986) điều khiển. Qua kiểm tra phát hiện trên thùng xe có chứa 1.200 hộp thuốc trên bao bì có in chữ Trung Quốc nhãn hiệu LIANHUA QUINGWEN JIAONANG hay còn gọi là Liên hoa thanh ôn (tương đương 28.800 viên thuốc). Loại thuốc này hiện chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Tổ công tác còn phát hiện, thu giữ 225 bộ xét nghiệm COVID-19. Lực lượng chức năng đã tạm giữ số hàng trên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Tại Hà Nội: Theo nguồn tin từ Công an thành phố Hà Nội ngày 05/03, Công an huyện Thạch Thất phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 19, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra xe ôtô mang biển kiểm soát 29H-744.88 phát hiện trên xe ôtô có chứa 18 thùng nước muối sinh lý, 10 thùng khẩu trang có nhãn hàng hóa đầy đủ đúng quy định do Việt Nam sản xuất, 400 kit test nhanh virus SARS-CoV-2 do Trung Quốc sản xuất không có thông tin bằng tiếng Việt, không có số lưu hành.Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ số hàng do chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất sứ của số hàng nêu trên.

Trên Fanpage Facebook của FEROSH - trang thương mại điện tử về thiết kế thời trang bán test nhanh covid – 19 HIGHTOP với giá 49.000/1 bộ
Trên Fanpage Facebook của FEROSH - Trang thương mại điện tử về thiết kế thời trang bán test nhanh covid – 19 HIGHTOP với giá 49.000/1 bộ.
Trong khi đó nhà thuốc Long Châu (Địa chỉ: 93 Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bán que test nhanh covid – 19 với giá 90.000/1 bộ. Vậy giá bán của nhà thuốc Long Châu niêm yết giá so với quy định của bộ y tế hay FEROSH bán que test covid-19 kém chất lượng?
Trong khi đó nhà thuốc Long Châu, địa chỉ: 93 Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội bán que test nhanh Covid – 19 với giá 90.000/1 bộ. Vậy giá bán của nhà thuốc Long Châu niêm yết giá cao so với quy định của Bộ Y tế hay FEROSH bán que test covid-19 kém chất lượng?

Trước tình hình các mặt hàng về thiết bị y tế có liên quan đến Covid-19 trôi nổi trên thị trường diễn biến phức tạp, Cơ quan Công an khuyến cáo người dân thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế và nên mua các mặt hàng đã được cấp phép lưu hành tại các cơ sở y tế nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng.

… Đến hàng hoá không rõ nguồn gốc

Ngày 11/03, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin đến báo chí: Đơn vị đã phối hợp với các sở, ban, ngành ở tỉnh quyết định tiêu hủy 4.532 hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trước Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/03/2022) nhằm cảnh báo, răn đe các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hay sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ người tiêu dùng.

Trước đó, lúc 16h ngày 10/08/2020, lực lượng chức năng phát hiện xe ôtô chở hàng hóa từ cửa hàng Nguyễn (ở khu phố Hải Bình, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) có nhiều hàng hóa, sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu Gucci, Chanel, Hermes... Tuy nhiên, tài xế Nguyễn Hoàng Minh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan tới những hàng hóa này.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiêu hủy 4.532 hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiêu hủy 4.532 hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tại cửa hàng Nguyễn, lực lượng chức năng phát hiện thêm hàng ngàn sản phẩm là các mặt hàng thời trang gắn nhãn hiệu của nhiều hãng nổi tiếng nước ngoài. Chủ cửa hàng (bà Nguyễn Thị Thu Thủy) không trình được hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ đối với toàn bộ 4.532 hàng hóa trong cửa hàng. Bà Thủy thừa nhận, số hàng này được mua từ nhiều chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số hàng hóa trên.   

Và vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước đó, ngày 04/03, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an thành phố Hà Nội phối hợp Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra kho thực phẩm có địa chỉ tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, do bà H.T.B. (sinh năm 1965) ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội, làm chủ. 

Cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra kho hàng của bà H.T.B.
Cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra kho hàng của bà H.T.B..

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho đông lạnh của cơ sở kinh doanh thực phẩm này chứa khoảng gần 10 tấn sụn gà, chân gà, dạ dày động vật… được ép bánh, đóng trong các bao tải dứa. Đặc biệt, khi lực lượng chức năng mở các bao tải, nhiều thực phẩm đã bốc mùi hôi.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ số hang và tiếp tục điều tra làm rõ do bà H.T.B. đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng trên.

Có thể thấy, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xảy ra không chỉ đơn thuần phá hoại thị trường và nền sản xuất trong nước. Nghiêm trọng hơn đã đẩy các doanh nghiệp vào tình thế lao đao, tình trạng hàng hóa giả còn làm Ngân sách nhà nước bị thì thất thoát, hình ảnh hàng hóa xuất xứ Việt Nam bị mất niềm tin tại thị trường nước ngoài.

Hiện nay, thực trạng này đang là một vấn nạn xã hội chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đang ngày một gia tăng. Điều đáng nói, hiện tượng này không chỉ là hành vi gian lận thương mại nhằm trốn thuế, mà còn đánh lừa người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của hàng Việt.

Người tiêu dùng sử dụng Quyền như thế nào?

Vấn đề đặt ra, trước "ma trận" nhập nhèm hàng hóa thật – giả giống nhau thì người tiêu dùng sử dụng Quyền của mình đối với những trường hợp cụ thể đó như thế nào? Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốcCông ty luật TNHH Đại Huệ, Đoàn Luật sư Nghệ An phân tích: Người tiêu dùng có trách nhiệm công dân với xã hội, khi đi mua hàng, họ đều để ý đến đường dây nóng trong các lĩnh vực. Phát hiện ra vi phạm thực sự, họ gọi đến đường dây nóng để phản ánh. Cụ thể, khi đến hiệu thuốc, nhà thuốc mua thiết bị y tế, mua thuốc, thấy nhà thuốc không niêm yết giá, bán không theo đơn, bán giá cao... Người tiêu dùng gọi trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng của thanh tra y tế, quản lý thị trường hoặc ghi lại những bằng chứng đến gửi đến các cơ quan đó. 

Việc làm trên của người tiêu dùng làm cho cơ sở kinh doanh chưa đúng kia bắt buộc phải chấn chỉnh và người tiêu dùng sau sẽ không bị trong "ma trận" nhập nhèm hàng hóa thật – giả giống nhau.

Với an toàn thực phẩm, nếu người tiêu dùng phát hiện thấy kho, thấy nơi chế biến thực phẩm bẩn, báo ngay cho cơ quan an toàn thực phẩm và cảnh sát môi trường để họ đến xác minh, kiểm tra và xử lý.

Người tiêu dùng mang hàng hóa đó đến cơ quan quản lý cấp trên của siêu thị, nhà thuốc khiếu nại, tố cáo để được đảm bảo quyền. Thậm chí, đủ chứng cứ, có thể kiện ra tòa đề nghị được bồi thường... 

Ngoài phản ánh đến các cơ quan chức năng, người tiêu dùng còn nên phản ánh đến các cơ quan báo chí. Vì cơ quan báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến rộng rãi để nhiều người biết, cơ sở kinh doanh đó không đúng, không tốt, nhập nhèm, để người tiêu dùng biết, lựa chọn nơi mua hàng hóa. 

Minh An

Còn nữa