Masan “phản pháo” trước thông tin nước mắm Chinsu, Nam Ngư có hóa chất
THCL Cho rằng đó là những thông tin cố tình gây sai lệch về chất lượng sản phẩm nước mắm Chinsu, Nam Ngư, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan ngày 11/10 đã lên tiếng làm rõ, vì quyền lợi người tiêu dùng.
Tất cả nguồn nước mắm cốt nguyên liệu đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng
Thông tin từ Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan cho hay, ngày 10/10, phía DN đã nhận được thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư. Sau khi tìm hiểu rõ, Masan khẳng định đó là thông tin cố tình gây sai lệch về chất lượng của 2 sản phẩm nước mắm này.
Đối với ngành hàng nước mắm, Masan đang sở hữu nhà thùng ủ chượp nước mắm cốt tại Phú Quốc với quy mô gần 500 thùng chượp có tổng sức chứa trên 10.000 tấn cá, cung cấp khoảng 15% tổng nhu cầu nước mắm cốt nguyên liệu cho sản phẩm nước mắm Chinsu và Nam Ngư.
Masan còn hợp tác thu mua nước mắm cốt từ các nhà sản xuất nước mắm cốt uy tín, ước tính khoảng 60% tổng sản lượng nước mắm của các vùng sản xuất nước mắm chính tại Việt Nam như Phú Quốc, Kiên Giang, Nha Trang, Phan Thiết...
“Tất cả nguồn nước mắm cốt nguyên liệu này đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng của chúng tôi”, thông báo của Masan nhấn mạnh.
DN này cũng cho hay, sản phẩm nước mắm được chế biến và đóng chai theo quy trình công nghệ khép kín trên các thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, với phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 17025 và hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, có đầy đủ hồ sơ công bố chất lượng tại Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) hoặc sở y tế địa phương theo đúng quy định của Luật An toàn thực phẩm, được ghi nhãn rõ ràng và đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa.
Liên quan tới quanh thông tin này, cũng trong ngày 10/10, tại Hội thảo “Nước mắm - Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” - do Hội Nghề cá Việt Nam, Tạp chí Thủy sản phối hợp với Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) tổ chức, phía Masan cũng đã có bài trình bày về thông điệp và niềm tin của Masan đối với ngành nước mắm: Ngon và an toàn.
Trước quan điểm Masan nêu ra là không phải cứ đạm cao thì mới ngon; không phải cứ đạm cao là tốt và cũng không phải cứ muối mặn là sạch, nhiều chuyên gia trong ngành, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đều đồng tình ủng hộ.
Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam đang ở mức báo động, do các nguyên nhân như nguồn nguyên liệu đầu vào không được kiểm soát, lạm dụng các loại hóa chất không được phép, không tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm... Trong đó, việc không tuân thủ và đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (Quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13/1/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế) là vi phạm nghiêm trọng vì có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu người tiêu dùng. Không những vậy, nó còn tác động xấu đến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam ra thế giới.
Kể từ năm 2011, sau khi QCVN 8-2:2011/BYT được ban hành và có hiệu lực, Masan đã tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm nêu trong QCVN 8-2:2011/BYT. Cụ thể, Masan đã thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, trong đó nêu rõ các chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng kim loại nặng mà Masan tuân thủ đối với sản phẩm nước mắm (thuộc nhóm nước chấm trong). Song song với việc thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, Masan đã áp dụng quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chặt chẽ, thực hiện kiểm tra thường xuyên chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, đặc biệt là arsen (thạch tín), tại Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh, là cơ sở kiểm nghiệm được Bộ Y tế chỉ định.
Được biết, vào chiều ngày 10/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, rất quan tâm và sâu sát đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung thông tin báo chí phản ánh về tình trạng nước mắm công nghiệp có nhiều loại hóa chất đang chi phối thị trường và báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/10/2016.
Đối với vấn đề nước mắm chứa hóa chất trên thị trường, Masan cũng cho biết, đơn vị đã gửi công văn kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo và tiến hành thanh tra toàn diện, chú trọng việc tuân thủ quy định về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, đặc biệt là chất arsen trong nước mắm theo QCVN 8-2:2011/BYT. Trên cơ sở đó, công bố rộng rãi kết quả thanh tra, kiểm tra cho công chúng và các cơ quan báo chí, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính.
Đoàn Huế
Bài viết khác
Hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản”
Chương trình nghệ thuật hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản” là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với ý nghĩa kết nối, tỏa sáng tinh hoa, bản sắc các loại hình Di sản của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.
Hà Tĩnh có thêm 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Sáu công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có các quyết định công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Rà soát công tác tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đồng chí Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Trưng bày và giới thiệu cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ”
Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất của ông (17/10 năm Giáp Tuất 1634 - 17/10 năm Giáp Thìn 2024), Ban Tổ chức lễ hội phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Hóa và tác giả cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (1572-1634)” tổ chức trưng bày và giới thiệu cuốn sách đến đông đảo độc giả và Nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Chi Lăng
Ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cùng đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn đã tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Làng Tuống, xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế
Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Âm vang “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”.
Lạng Sơn: Nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em vì bình đẳng giới
Sáng 15/11, tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; ra quân truyền thông với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.
Khai mạc trưng bày tư liệu “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, sáng 13/11, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”.
Chi Lăng (Lạng Sơn): Tổng kết Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở
Ngày 13/11, Huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn huyện Chi Lăng.