Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã chia sẻ về định hướng phát triển ngành chăn nuôi trong tương lai, khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế vùng nông nghiệp.
Các đại biểu tham gia buổi lễ cũng chia sẻ thêm về tiềm năng của mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, cùng những công tác chuẩn bị để giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, và đặc biệt là cơ hội xuất khẩu thịt lợn Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Nhà máy chế biến thịt lợn có công suất lớn nhất miền Bắc đi vào hoạt động
Đây là một trong những hoạt động hướng đến xây dựng chuỗi đầu tư và phát triển khu chăn nuôi xanh để cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn sạch có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham dự buổi lễ có Đại sứ Hà Lan và đại diện Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.
Khi tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn này đi vào hoạt động, đàn lợn của tỉnh Nam Định với khoảng 800.000 con sẽ được đảm bảo tiêu thụ nếu đạt chuẩn chăn nuôi của nhà máy. Số lượng lợn này là của 35 trang trại và hàng nghìn gia trại.
Dây chuyền giết mổ có công suất 300 con lợn/h. Mỗi con lợn có trọng lượng từ 100 - 150kg. Dây chuyền này sẽ cho ra sản phẩm thịt mát, được lưu trữ và phân phối trong hệ thống kho và vận chuyển lạnh từ 0 - 4oC trong suốt thời hạn sử dụng.
Tại buổi lễ, Công ty Biển Đông DHS đã ký thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm với các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc về sản phẩm thịt mát. Thịt lợn mát có hạn sử dụng trong vòng 5 ngày và đây cũng là cách thức sản xuất, bảo quản và kinh doanh phổ biến và được chuẩn hóa trên thế giới.
Ngọc Linh