Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mở cánh cửa xuất khẩu khẩu trang

Hàng trăm triệu khẩu trang mang thương hiệu Việt đã được sản xuất và xuất khẩu thành công, không chỉ là sự chuyển hướng kịp thời của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh khiến hàng loạt các sản phẩm dệt may bí đầu ra, mà còn khẳng định năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Chinh phục thị trường thế giới

Là một doanh nghiệp (DN) lớn trong ngành dệt may với doanh thu xuất khẩu (XK) lên đến hàng trăm triệu USD, “cơn bão” Covid-19 đã khiến Tổng Công ty May 10-CTCP thực sự gặp khó khăn. Không chỉ gián đoạn về nguyên liệu sản xuất, đầu ra cho các sản phẩm May 10 cũng gặp vô vàn khó khăn.

“Cái khó ló cái khôn”, nhận thấy nhu cầu khẩu trang tăng cao trong dịch bệnh, Tổng Công ty May 10-CTCP đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang vải, thậm chí công ty còn nhập khẩu thiết bị về sản xuất khẩu trang y tế để XK, bên cạnh phục vụ nhu cầu trong nước. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10-CTCP cho biết, DN đã có đối tác lớn đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế, dự kiến, giao từ tháng 7-2020 với giá trị 52 triệu USD. Cùng với khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc.

Cơ hội lớn cho xuất khẩu khẩu trang ra nước ngoàiCơ hội lớn cho xuất khẩu khẩu trang ra nước ngoài

Không chỉ riêng May 10, khẩu trang Việt đang là mặt hàng khẳng định được tiềm năng trên thị trường XK. Tính đến ngày 19-4, cả nước đã xuất khẩu 415 triệu chiếc khẩu trang, đạt trị giá 63 triệu USD. Trong bối cảnh nhiều đối tác giảm và giãn đơn hàng dệt may liên tục trong nhiều tháng nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kết quả này giúp ích rất lớn cho việc giải quyết một phần doanh thu để giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn,

Năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam được nhận định là tương đối lớn. Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), các DN hiện nay có thể sản xuất được 40 triệu chiếc khẩu trang/ngày, tương ứng với khoảng 1,2 tỷ chiếc/tháng. Lạc quan hơn, nếu huy động tối đa ngành may mặc, có thể sản xuất được 100 triệu chiếc/ngày (khoảng 3 tỷ chiếc/tháng).

Còn theo ước tính của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), mỗi tháng DN dệt may trong nước có thể sản xuất khoảng 150-200 triệu chiếc khẩu trang vải. Với năng lực này, DN hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu công tác phòng dịch trong nước mà vẫn dôi ra một lượng đáng kể cho XK.

Thời điểm này dịch đang căng thẳng, nhu cầu khẩu trang thế giới là rất lớn. Do đó, Bộ Công thương đã vào cuộc, tích cực đẩy mạnh chắp nối doanh nghiệp Việt với đối tác nước ngoài. Các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài liên tiếp gửi về các thông tin chào hàng của đối tác. Từ đó giúp DN Việt có thể liên hệ, sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Đặc biệt, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP về việc XK khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, với việc cho phép XK khẩu trang y tế không giới hạn hạn ngạch, Nghị quyết đã mở rộng cánh cửa cho DN dệt may tận dụng cơ hội ở thời điểm khó khăn này.

Giải “bài toán” tiêu chuẩn chất lượng

Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mới mẻ, DN cũng gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn XK. Ông Trần Thanh Hải cho biết, các quốc gia nhập khẩu đều có quy định về tiêu chuẩn chất lượng khẩu trang. Đặc biệt là dán nhãn CE (sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường) tại thị trường EU và Mỹ là chứng nhận FDA (quy định giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu hành trên thị trường Mỹ). Thời gian qua, nhiều DN cũng phản ánh gặp lúng túng khi xin cấp CE và FDA.

“Thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhu cầu tăng cao và đòi hỏi việc cung cấp hàng nhanh chóng khiến EU, Mỹ có thể cho phép nhập khẩu khẩu trang chưa có dấu CE, FDA. Tuy nhiên đây chỉ là những quy định tạm thời. Khi dịch bệnh bớt nóng thì chứng chỉ CE, FDA là điều kiện tiên quyết để khẩu trang của Việt Nam được xuất khẩu vào các thị trường này”, ông Trần Thanh Hải lưu ý.

Theo đó, về dán nhãn CE, ông Đinh Ngọc Long, Chuyên gia đánh giá Trưởng Trung tâm đánh giá chứng nhận phù hợp (Quarcert) lưu ý, DN cần phải tìm hiểu kỹ chỉ thị sản xuất đối với từng loại sản phẩm áp dụng đã được quy định theo tiêu chuẩn hàng hóa EU ban hành. Ngoài ra cần phải xác định được quy trình sản xuất, phương pháp thử nghiệm, thông số kỹ thuật, thiết kế sản phẩm theo quy chuẩn của các nước.

Đối với chứng chỉ FDA, theo ông Trần Anh Tuấn, Chuyên gia đánh giá Trưởng Quarcert, tất cả những mặt hàng thuộc FDA quản lý đều phải đăng ký để được phê duyệt trước khi đưa ra thị trường. Trong đó, các bước để được cấp FDA bao gồm: Đăng ký, khai báo, nộp phí, chờ kết quả. Đặc biệt, DN cần chuẩn bị cho việc đánh giá của FDA bất cứ lúc nào mà không có thông báo trước.

Cũng theo các chuyên gia, về lâu dài, để mặt hàng khẩu trang có thể XK thuận lợi, đặc biệt là vào vào thị trường khó tính và đòi hỏi cao như Mỹ và EU thì việc tự công bố, khai báo cần được các DN chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khâu sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho DN, nâng cao sức cạnh tranh.

Ngoài ra, DN cũng cần phải tính đến bài toán cạnh tranh khi hàng loạt các quốc gia có ngành sản xuất dệt may phát triển mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…khôi phục sản xuất. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định: “Trong tình hình hiện nay, DN dệt may Việt Nam có đủ khả năng sản xuất, XK khẩu trang với số lượng lớn. Tuy nhiên, các DN hiện mới chú trọng khâu sản xuất, còn cần nghiên cứu các tiêu chuẩn cụ thể của từng quốc gia nhập khẩu để đáp ứng và sẵn sàng cho đối tác kiểm tra, tạo điều kiện cho XK bền vững”.

Hà Anh

Tin mới

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.