Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỗi ngày, “ông lớn” Than Khoáng sản phải trả hơn 12 tỷ đồng lãi vay

Với mức lãi 6 thá

THCL Với mức lãi 6 tháng đầu năm giảm hơn 77% so với cùng kỳ 2015, trong nửa đầu năm nay, chi phí lãi vay tiếp tục gây áp lực lên TKV với con số tổng cộng lên gần 2.200 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày tập đoàn phải trả lãi hơn 12 tỷ đồng.


TKV hiện có trên 104.000 tỷ đồng nợ phải trả

Lãi giảm hơn 77%

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thấy, trong nửa đầu năm nay, kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn này sụt giảm mạnh trên hầu hết chỉ tiêu.

Cụ thể, kết thúc 6 tháng đầu năm, TKV báo lãi trước thuế 453,4 tỷ đồng, chỉ bằng 38,7% so với cùng kỳ năm 2015. Lãi ròng còn lại đạt 197,2 tỷ đồng, chỉ bằng 22,7% cùng kỳ.

Đáng chú ý, mặc dù chi phí tài chính trong kỳ giảm gần 700 tỷ đồng so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2015 song chi phí lãi vay lại tăng thêm 356 tỷ đồng lên mức 2.188,3 tỷ đồng. Như vậy, bình quân trong nửa đầu năm nay, cứ mỗi ngày, “ông lớn” ngành than phải trả tới 12,1 tỷ đồng tiền lãi vay.

Trên bảng cân đối kế toán, cuối tháng 6, TKV có 142.652 tỷ đồng tổng tài sản, tăng hơn 4.100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn ở mức 36.234,7 tỷ đồng, tăng hơn 4.100 tỷ đồng so đầu năm, chủ yếu là do giá trị hàng tồn kho tăng mạnh, tăng hơn 3.300 tỷ đồng lên mức 20.324,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả cũng tăng gần 3.700 tỷ đồng lên 104.013 tỷ đồng. Đáng lo ngại là nợ ngắn hạn đã lên tới 41.056,4 tỷ đồng, vượt qua cả tài sản ngắn hạn.

Bế tắc trong việc thoái vốn khỏi Hải Hà

Theo TKV, trong công tác tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp, đến hết năm 2015, tập đoàn này đã hoàn thành thoái toàn bộ phần vốn tại 6 trong tổng số 8 đơn vị, gồm Bảo hiểm SHB-Vinacomin, Bảo hiểm Hàng không, Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng SHB, Chứng khoán SHS, Công ty Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm nay, TKV tiếp tục thực hiện việc thu hồi vốn góp tại Quỹ đầu tư BIDV-Partner, lũy kế đến hết tháng 6/2016, TKV đã thu hồi được 77% tổng số vốn góp tại Quỹ đầu tư BIDV-Partner, số còn lại sẽ được TKV cho biết, sẽ thu hồi nốt trong năm 2016.

Đối với việc thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, báo cáo của TKV thừa nhận “rất khó khăn và không thể thực hiện được”, mặc dù TKV đã rất nỗ lực tìm giải pháp thoái vốn trong thời gian qua.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, TKV đã làm việc với SCIC để chuyển phần vốn của TKV đã góp tại Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà về SCIC, tuy nhiên, ngày 13/6, SCIC đã có văn bản cho biết “không xem xét mua lại khoản đầu tư ngoài ngành của TKV tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà”. Hiện nay, TKV đang hoàn thiện các thủ tục để báo cáo Bộ Công Thương xem xét chỉ đạo.

Về công tác thoái vốn trong ngành, TKV phải thoái một phần vốn xuống dưới mức chi phối đối với 6 đơn vị bao gồm: CTCP Du lịch và thương mại, CTCP Thiết bị điện, CTCP Cơ khí Hòn Gai, CTCP Đại lý Hàng Hải, CTCP Vận tải thủy, CTCP Vật tư, song chỉ thực hiện thoái thành công tại 4 đơn vị.

Riêng đối với 2 đơn vị còn lại, CTCP Đại lý Hàng hải qua 2 lần tổ chức đấu giá đều không thành công do không có nhà đầu tư nào đăng ký mua cổ phần; đối với CTCP Vận tải thủy TKV tiếp tục có những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty, và giảm lỗ để thu hút các nhà đầu tư.

Theo Dân Trí

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.