Thanh Hóa

Tại huyện Mường Lát, mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi trên tuyến Quốc lộ 15, Quốc lộ 16 khiến giao thông từ miền xuôi lên trung tâm huyện Mường Lát và các xã tuyến trên bị chia cắt.

Tại địa bàn huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, mưa lớn cũng gây sạt lở, ngập các đập tràn gây chia cắt nhiều nơi.
Mưa lớn tại huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước gây sạt lở, ngập các đập tràn, chia cắt nhiều nơi.

Ở xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, mưa lũ lớn tràn về đã khiến nước suối Sim dâng cao ngập Tỉnh lộ 521E, chia cắt xã này với trung tâm huyện. Lực lượng bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp 18 hộ dân sống dọc suối Sim đến hội trường UBND xã và nhà văn hóa thôn bản. Hiện nay, các lực lượng cũng đang vận động, tổ chức sơ tán tiếp 30 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét đến trú tránh tại nơi an toàn.

Địa bàn huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, mưa lớn cũng gây sạt lở, ngập các đập tràn gây chia cắt nhiều nơi.

Nghệ An

Rạng sáng 22/9, chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Thông Thụ đã kịp thời sơ tán khẩn cấp người dân ở bản Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong đến nơi an toàn, trước khi xảy ra sạt lở núi.

Khu vực nơi mẹ con chị T. gặp nạn
Khu vực nơi mẹ con chị T. gặp nạn

Trong khi đó, tuyến đường huyết mạch từ trung tâm thị trấn đi xã Mường Típ và Mường Ải, huyện Kỳ Sơn bị 2 điểm sạt lở lớn đang gây chia cắt.

Chiều ngày 20/9, chị P.T.T. (sinh năm 1986) trú tại xã Tường Sơn, điều khiển xe đạp điện chở theo 2 người con đi qua cầu Ông Hân, xã Hoa Sơn thì bị nước lũ lên nhanh cuốn trôi. Hai cháu bé đã kịp bám vào ngọn tre và được cứu. Riêng chị T. mất tích. Tiếp nhận tin báo, chính quyền địa phương cùng người thân nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm chị T. Đến tối cùng ngày lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể người mẹ cách hiện trường không xa.

Tại huyện Anh Sơn, mưa lớn khiến nước trên các sông, suối dâng lên rất nhanh. Trên địa bàn huyện còn có 28 điểm bị ngập nước, trong đó mố cầu Khe Lòa trên tuyến Tỉnh lộ 349D đã bị sạt lở, có nguy cơ sập cầu.

Hà Tĩnh

Hà Tĩnh nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, chính quyền địa phương nhanh chóng di dời nhiều người đến nơi an toàn. Tại Nghệ An, lũ cuốn khiến một người tử vong, nước tại nhiều sông, suối dâng cao khiến nhiều điểm ngập lụt...

Đường vào thôn 4, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang ngập sâu khiến một số hộ dân bị cô lập.
Đường vào thôn 4, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang ngập sâu khiến một số hộ dân bị cô lập.

Huyện Hương Khê đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở và có nguy cơ tiếp tục tiếp diễn. Cụ thể, dốc Truông Bụt, quốc lộ 15A, đoạn qua xã Hà Linh, huyện Hương Khê xuất hiện tình trạng sạt lở khiến nhiều khối lượng đất, đá đổ xuống mặt đường. Ngay sau đó, lực lượng công an giao thông, chính quyền và người dân địa phương đã di dời khối lượng đất, đá sạt lở. Tuy nhiên, theo quan sát, vách núi Truông Bụt tiếp tục xuất hiện các vết nứt, có nguy cơ xảy ra sạt lở trong trường hợp thời tiết tiếp tục diễn biến xấu. Tại xã Điền Mỹ, trước tình trạng sạt lở đất, chính quyền địa phương di dời nhiều hộ dân đến nơi tránh trú an toàn. 

Mưa lũ khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện này bị ngập sâu, hư hỏng. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương ở Hương Khê đã ngớt mưa; nước lũ trên sông Ngàn Sâu qua các xã vùng thượng huyện có xu hướng giảm.

Tại huyện Vũ Quang, vùng “rốn lũ” gồm 6 xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Giang, Đức Lĩnh, Ân Phú mưa lớn gây ngập lụt. Địa phương đã triển khai lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo hậu cần, lực lượng, phương tiện phòng chống bão lụt cũng được huyện chuẩn bị kỹ lưỡng để huy động khi cần thiết.

Quảng Bình

Mưa lớn, trên địa bàn toàn tỉnh có 38 thôn, bản bị nước lũ chia cắt, hơn 1.000 hộ bị ngập nước.

Quảng Bình, do mưa lớn, trên địa bàn toàn tỉnh có 38 thôn, bản bị nước lũ chia cắt, hơn 1.000 hộ bị ngập nước. Ảnh Ngô Huyền
Quảng Bình, do mưa lớn, trên địa bàn toàn tỉnh có 38 thôn, bản bị nước lũ chia cắt, hơn 1.000 hộ bị ngập nước. Ảnh Ngô Huyền.

Theo đó, trong số những hộ bị ngập tập trung chủ yếu tại "rốn lũ" Tân Hóa của huyện Minh Hóa với hơn 400 hộ bị ngập từ 0,5 đến 2m. Nhiều bản, làng của người dân địa phương các xã miền núi Dân Hóa, Trọng Hóa, thôn Xóm Rại, thôn Tân Lý, thôn Kim Bảng…

Tại huyện Quảng Trạch có 35 hộ bị nước vào nhà từ 10-20cm, chủ yếu tập trung ở thôn Tân An. Huyện Tuyên Hóa có 10 thôn bị cô lập chia cắt, 559 hộ bị ngập ở các xã Thanh Hóa, Đức Hóa, Thanh Thạch….

Cũng theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, trên các tuyến đường trong tỉnh có 86 điểm sạt lở, chia cắt cục bộ, trong đó có các ngầm tràn ngập 2-3m nhưng đều được cảnh báo và chốt trực để bảo đảm an toàn. Cũng do các ngầm tràn bị ngập, gây chia cắt tạm thời nhiều bản làng vùng biên giới.

Dung tích hiện tại của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh này đến 17h ngày 20/9: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý 35 hồ chứa thủy lợi lớn, vừa đạt 36% dung tích thiết kế; Các hồ do địa phương quản lý Dung tích trung bình đạt 42% dung tích thiết kế.

PV (t/h)