Mục tiêu đến năm 2023 tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1199/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quyết định, quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Quyết định đặt ra mục tiêu chung: Hình thành định hướng, lộ trình phát triển hệ thống cửa khẩu tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong trung hạn (đến năm 2030) gắn với tầm nhìn dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn nữa. Làm cơ sở cho các bộ, ngành và các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc triển khai việc đầu tư phát triển cửa khẩu biên giới phù hợp Quy hoạch cửa khẩu.
Chuẩn hóa và hiện đại hóa hệ thống cửa khẩu theo hướng xanh, sạch; từng bước phát triển hệ thống cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh, phù hợp với nhu cầu, mức độ hội nhập của đất nước. Tạo điều kiện cho giao lưu, qua lại biên giới và quản lý phù hợp với luật pháp của mỗi nước, pháp luật và thực tiễn quốc tế; phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu cụ thể; tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương và Trung ương. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và qua Trung Quốc sang nước thứ ba theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

Cụ thể đến năm 2030: Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt. Về giao thông kết nối các cửa khẩu: Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn; tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai kết nối cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai, tỉnh Lào Cai; đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kết nối cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, kết nối với Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai và đi Châu Âu; phát triển đường sắt tuyến Hà Nội - Lạng Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng, qua cửa khẩu Đồng Đăng, kết nối tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc. Về cơ sở hạ tầng cửa khẩu: Hình thành các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, logistics, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Hình thành các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, logistics, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc.
Đến năm 2050, dự kiến trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 31 cửa khẩu, trong đó có 18 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt. Hầu hết các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc đều có đầy đủ 02 loại hình cửa khẩu quốc tế, song phương. Chính phủ đặt ra nhiệm vụ về hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về cửa khẩu như: Quy chế phối hợp tổ chức quản lý, điều hành cửa khẩu; Quy chế kiểm tra, kiểm soát qua lại cửa khẩu biên giới; Quy định về tiêu chuẩn xây dựng và mô hình kiến trúc của các công trình cho từng loại hình cửa khẩu.
Hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu. Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chuyên ngành về quản lý hoạt động cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập qua cửa khẩu. Rà soát toàn bộ cơ chế, chính sách để sớm phát hiện, tháo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc; đồng thời trong thời gian tới cần xây dựng những quy định, quy chế hoạt động riêng về thương mại và xuất nhập khẩu cho các địa phương biên giới, nhằm khuyến khích, hỗ trợ vùng biên giới phát huy hết khả năng, tiềm năng và lợi thế sẵn có.
Hoàn thiện hệ thống chính sách về khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu như: Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách xã hội khác... để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới, trung tâm thương mại, tạo điều kiện gắn kết giữa các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động thương mại, giao lưu kinh tế.
Hà Trần
Tin mới
Trong tháng cuối năm, các dòng xe Honda đang bán tại Việt Nam đang có mức ưu đãi từ 50-100% lệ phí trước bạ
Honda “chơi lớn”, ưu đãi toàn bộ 6 dòng xe đang bán tại Việt Nam , tặng 1 năm bảo hiểm thân vỏ, 2 năm gia hạn bảo hành...
Công an vào cuộc vụ nghi bác sĩ “rởm” tại Hải Phòng
Liên quan đến nội dung phản ánh của bạn đọc về đối tượng bị nghi là giả danh bác sĩ lấy tên là Lee Nguyễn có tên thật là Nguyễn Thị Nh, sinh năm 1992, quê quán tại xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ban đầu xác định vi phạm của cơ sở thẩm mỹ Ruby spa là: quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ đã ký Ý định Thư (LOI) tài trợ 500 triệu USD cho VinFast
VinFast sẽ nhận tài trợ 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính Mỹ nhằm thúc đẩy phát triển giao thông điện hóa…
TP. Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc 10 quận phải sáp nhập
80 phường được UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất sáp nhập trong các năm tới tập trung ở 10 quận: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD để phát triển kinh tế xanh
Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP/năm để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu chuyện thương hiệu
Nhà sách Trí Đức - An Khánh: Bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định
AEONMALL Hà Đông: Thực phẩm không rõ nguồn gốc "ẩn mình" trong siêu thị lớn
Thương hiệu thực phẩm Hải Hương và dấu hỏi trong hoạt động kinh doanh
VinFast nhận được 70 đơn đăng ký hợp tác từ các đại lý phân phối trên toàn nước Mỹ
Khai giảng lớp K15 – Ngành Luật hệ đào tạo từ xa
Hành trình 30 năm tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển công nghệ vì khách hàng của MobiFone