Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ đã ngán ván cờ Libya?

Mỹ chỉ cử đặc nhiệm tới Libya và rút ra ngay, tránh để lại dấu vết mà có thể khiến Washington phải gánh trách nhiệm hoá giải lời nguyền Gaddafi...

Báo Izvestiya ngày 11/8, dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy châu Phi của quân đội Mỹ (AFRICOM) xác nhận, gần đây đặc nhiệm Mỹ đã được cử đến Libya hỗ trợ lực lượng trung thành với chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) chống lại phiến quân IS tại quốc gia Bắc Phi này.

Còn nhớ tháng 7 vừa qua, Thủ tướng GNA Fayez Sarraj đã tỏ ra quan ngại về việc các phiến quân IS sẽ chạy sang Libya sau khi chúng bị đánh bại ở Syria và Iraq. Vì vậy, Lầu Năm Góc đã cử đặc nhiệm tới Libya nhằm phối hợp với GNA chống IS.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý, theo thông báo của AFRICOM, đặc nhiệm Mỹ được cử tới Libya đã quay về ngay chứ không lưu lại quốc gia này. AFRICOM nhấn mạnh việc cử đặc nhiệm Mỹ tới Libya sẽ được tiếp tục, song không có lịch trình cụ thể.

Mỹ đã ngán ván cờ Libya? - Hình 1

Người Mỹ không muốn quay lại Libya điêu tàn và hỗn loạn?

 Dư luận đã hoài nghi về việc Mỹ chỉ cử đặc nhiệm tới Libya kiểu chớp nhoáng như vậy, bởi cuộc chiến chống khủng bố IS tại Libya không thể kết thúc một sớm một chiều và đất nước Libya thời hậu Gaddafi đang hỗn loạn nên quân Mỹ lưu trú tại Libya là rất cần cho GNA - thực thể chính trị được phương Tây hậu thuẫn.

Tại sao Washington lại không trở lại Libya, nơi mà chính họ và các đồng minh trong viên NATO là những tác nhân quan trọng trong việc xoá bàn cờ cũ, sắp đặt bàn cờ mới tại Libya, nhưng gần 6 năm trôi qua vẫn chưa thể định hình?

Mỹ nhường lại vai trò cho Pháp?

Sau khi chính phủ mới tại Pháp được thành lập thì Paris cũng đồng thời thay đổi quan điểm đối với vấn đề Libya. Pháp đã nhanh chóng kết nối với cả hai lực lượng đang kiểm soát miền đông và miền tây Libya, nhằm thống nhất các lực lượng tại Libya.

Ngày 27/7 vừa qua, chính phủ Pháp đã tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng chính phủ Libya được LHQ hậu thuẫn (GNA) Fayez al-Sarraj với Tư lệnh Quân đội Quốc gia Libya Khalifa Haftar, kết quả là đình chiến và tổ chức các cuộc bầu cử.

Theo Tổng thống Emmanuel Macron thì Paris đã “tạo thuận lợi nhất cho một thỏa thuận chính trị" tại Libya sau cuộc gặp diễn ra ở La Celle Saint-Cloud, giữa đai diện hai lực lượng chính đang kiểm soát Libya.

Và Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp cho Libya được thành lập từ năm 2014 đã thông qua một dự thảo, mở đường cho Quốc hội Libya phê chuẩn việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại Libya về Hiến pháp và thể chế chính trị cho Libya.

Phải chăng tình hình đất hỗn loạn của đất nước Libya thời hậu Gaddafi đã có cơ hội được kiểm soát và bàn cờ chính trị cho Libya cũng đã bước vào giai đoạn sắp đặt vị trí những quân cờ, vậy nên Washington không muốn làm hỏng nước cờ của Paris?

Tổng thống Trump không muốn lặp lại sai lầm của Tổng thống Obama?

Còn nhớ dịp tròn 6 năm ngày nổ ra cuộc nội chiến tại Libya, ngày 10/2/2017, Tạp chí Foreign Policy Journal (FPJ) của Mỹ đã nhận định, đất nước Libya thời hậu Gaddafi đã trở thành thiên đường cho những chiến binh IS và đó chính là thành quả lớn nhất mà phương Tây đã tạo ra trong ván cờ Libya.

Sử gia Hanne Habintu Herland thì cho cho rằng cuộc chiến Libya là thành tích ngoại giao lớn nhất của nữ Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong đó ấn tượng nhất là biến đất nước Libya thành đất sống và đất diễn cho những kẻ khủng bố.

Theo Foreign Policy Journal, đó là lý do mà ứng viên Donald Trump đã từng xem cựu Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton là những người đồng sáng lập ra IS.

Và đó cũng là nguyên nhân khiến chính ông Obama phải rơi nước mắt khi cho rằng việc Washington tham gia vào cuộc chiến Libya là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời làm tổng thống Mỹ của ông.

Mỹ đã ngán ván cờ Libya? - Hình 2

Lời nguyền Gaddafi khiến Washington ngán ngại nên bỏ mặc đồng minh

 Đỉnh điểm của bi kịch là Đại sứ Mỹ tại Libya Ohn Christopher Stevens đã phải ngã xuống bởi những viên đạn từ họng súng của những kẻ khủng bố để trả gia cho sai lầm lớn nhất của ông Obama.

Hậu quả từ người tiền nhiệm để lại trong ván cờ Libya quá nặng nề nên có lẽ Tổng thống Donald Trump không đủ khả năng khắc phục, vì vậy vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ không chọn dấn sâu vào ván cờ Libya?

Washington không muốn chia sẽ gánh nặng với EU?

Trước khi bị phế bỏ, Đại tá Gaddafi đã nguyền rằng nếu NATO lật đổ chính quyền của ông thì sẽ có một dòng người di cư từ châu Phi tràn qua Địa Trung Hải vào châu Âu, gây nên cuộc khủng hoảng dân nhập cư chưa từng có tại lục địa già.

Và hiện nay, EU - người anh em song sinh của NATO - đang phải vật lộn để ngăn chặn dòng người di cư từ bờ biển Libya khi lời nguyền của "nhà độc tài" ứng nghiệm.

Hậu quả của việc "quýt NATO" làm, khiến "cam EU" phải chịu khiến cho những đồng minh của Mỹ bên bờ đông Đại Tây Dương phải muối mặt nhờ tới Nga hỗ trợ.

"Trong vấn đề Libya, chúng tôi quyết định cùng nỗ lực và hợp tác. Đặc biệt được làm việc với Nga để cùng giúp cho sự thống nhất của đất nước Libya là một điều rất tuyệt vời", CNN dẫn lời bà Mogherini, phụ trách an ninh và đối ngoại của EU.

Tuy nhiên, ông Nikolay Kozhanov, Giáo sư tại Viện Chatham Housecủa Anh cho biết, Moscow chỉ muốn hợp tác với phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố, chứ không hợp tác trong vấn đề khủng hoảng dân nhập cư.

EU đành phải một mình vật lộn với dòng người di cư từ Libya. Vì vậy, theo giới phân tích, nếu Mỹ trở lại Libya thì đó là cái cớ tốt nhất để Brussels yêu cầu Washington phải có trách nhiệm với các đồng minh về vấn đề dân di cư từ Libya.

Phải chăng, vì vậy mà Mỹ chỉ cử đặc nhiệm tới Libya và rút ra ngay, tránh để lại dấu vết mà có thể phải gánh trách nhiệm trong việc hoá giải lời nguyền Gaddafi? Cho đến lúc này, có lẽ người Mỹ đã thực sự ngán ván cờ Libya!

Ngọc Việt - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?
Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x tiền lương ngày bình thường. Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x tiền lương làm ngày bình thường.

Hai ngày nghỉ lễ, 3 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang
Hai ngày nghỉ lễ, 3 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang

Trong hai ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Viện Vật lý địa cầu ghi nhận được liên tiếp 3 trận động đất xảy ra tại 2 tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang. Rất may, những trận động đất này chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò

Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy sự ủng hộ của cử tri đối với ông Trump vẫn đứng vững ở mức 49% trong cuộc đối đầu trực tiếp với ông Biden, trong khi ông Biden chỉ đạt mức 43%.

PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 - nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng
Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng

Thông tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 11 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc; có 6 người khác tại ngoại để tiếp tục phục vụ công tác điều tra.

Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn
Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn

Agribank đã tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.