Ấn Độ đồng thời khẳng định, New Delhi có quyền chủ quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan lợi ích quốc gia với các đối tác trên toàn cầu.

Cảng Mumbai, Ấn Độ. Nguồn The Print
Cảng Mumbai, Ấn Độ. Nguồn The Print.

Động thái trên đã gây bất ngờ cho Mỹ khi hồi tháng trước, Tổng lãnh sự nước này tại Mumbai đã không thông qua chính phủ Ấn Độ mà viết thư trực tiếp cho Cảng vụ Mumbai yêu cầu không cho phép tàu Nga cập cảng do lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Moscow.

Tuy nhiên, Cảng vụ Mumbai đã viết thư cho Tổng cục Hàng hải để cơ quan này đề nghị Bộ Ngoại giao hướng dẫn.

Bình luận về động thái trên của Mỹ, chuyên gia theo dõi tình hình quan hệ Ấn-Mỹ Derek J Grossman thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nói: “Dường như chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thay đổi chiến thuật khi gây sức ép với New Delhi".

Theo ông Grossman, "thay vì nói chuyện trực tiếp với New Delhi, Lãnh sự quán Mỹ tại Mumbai lại gửi thư cho Cảng vụ Mumbai để cấm tàu Nga. Tất nhiên, New Delhi đã phát hiện”.

Ấn Độ không chỉ nổi lên là nước nhập khẩu dầu chủ chốt của Nga để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, mà còn muốn mở rộng sự hiện diện của nước này tại các mỏ dầu ở vùng Viễn Đông của Nga.

Trước đó, Economic Times từng đưa tin, Nga đã hạ thủy một tàu thuê để cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho Ấn Độ bên cạnh việc vận hành Hành lang vận tải quốc tế Bắc Nam để thúc đẩy thương mại song phương.

Theo báo Quốc tế