Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2022, dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và lấy lại mức tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn trước dịch bệnh nhờ duy trì nền tảng vĩ mô ổn định năm 2021.

Với hoạt động điều hành giá cả, việc duy trì ổn định nền tảng giá cả của các mặt hàng thiết yếu, trong bối cảnh các chuỗi sản xuất và cung ứng bị gián đoạn do dịch bệnh, đã giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 2%. Ngoài ra, mức dự trữ ngoại hối hơn trên 100 tỷ USD và việc đồng Việt Nam tăng giá khoảng 1% so với USD cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh.

dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi. Ảnh minh họa internet
Dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi. Ảnh minh họa internet.

Thêm vào đó, với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa, việc triển khai đồng thời các chính sách, như: giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ an sinh xã hội với giá trị hàng chục ngàn tỉ đồng, nhưng vẫn nỗ lực kiểm soát nợ công, kiềm chế thâm hụt ngân sách và quyết liệt thúc đẩy đầu tư công là những nền tảng quan trọng giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn và phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.

“Năm 2021, chúng ta vẫn đảm bảo mức thu ngân sách khá – thu đủ chi, không để thâm hụt quá lớn, làm đủ ăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp có một năm thành công khi được mùa được giá. Còn nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định với các chỉ số đều được kiểm soát trong giới hạn. Những yếu tố này đã củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam, giúp nguồn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng”, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá.

Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo ở mức 6,5%. ADB nhận định: Hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng với việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương tự do. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và phát triển xanh.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: “Kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể theo 2 kịch bản. Nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5-7% (khả năng cao). Còn nếu Việt Nam phòng, chống dịch thiếu nhất quán và chậm triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, GDP có thể chỉ tăng 5-5,5%”.

Dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi. Ảnh minh họa internet
Dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi. Ảnh minh họa internet.

Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực thì, Chính phủ cần nhất quán quan điểm chỉ đạo là quyết tâm thực hiện “đa mục tiêu” (chứ không chỉ có mục tiêu kép), gồm vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo năng lực y tế, an sinh xã hội, năng lực chống chịu các cú sốc bên ngoài và tâm thế phục hồi, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong và sau đại dịch. Cần sớm ban hành và thực hiện tốt Chương trình phòng, chống dịch với phương châm nhất quán là “sống chung an toàn với Covid”, trong đó cần quan tâm, có đề án, kế hoạch tổng thể về nâng cao năng lực y tế.

Đồng thời, đẩy nhanh, quyết liệt cải cách, hoàn thiện thể chế; cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm thực hiện tốt Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; kiểm soát rủi ro phát sinh, rủi ro lạm phát, rủi ro tài khóa…

Tiến sỹ Cấn Văn Lực nhấn mạnh: “Đặc biệt, cần hết sức chú trọng tạo điều kiện phục hồi, phát triển DN. Theo đó, cần đẩy nhanh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ; tăng tính gắn kết giữa các khối DN (trong nước với FDI, lớn với nhỏ); hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và tạo điều kiện để một số doanh nghiệp ‘đầu đàn’ dẫn dắt, lan tỏa, đi đầu trong kiến tạo, kết nối các chuỗi giá trị lớn”.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm: Nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới chính là những rủi ro ‘đặc trưng Việt Nam’ cần lưu ý.”

“Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau (tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất), và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 – 2023”, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á nhìn nhận.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.