Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thích ứng với bối cảnh mới như thế nào?

Đây chính là lúc Ngân hàng Nhà nước phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính "vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội".

Dịch Covid-19 và nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải giải cho được bài toán vừa bảo đảm các mục tiêu vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tốt cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn phải kiểm soát được nợ xấu, vượt qua áp lực suy giảm năng lực tài chính, để thích ứng với bối cảnh mới.

Trong bối cảnh đó, điều hành vĩ mô của Chính phủ nói chung và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm xử lý.

Cùng với Chính phủ, đây chính là lúc NHNN phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính "vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội".

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước "vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội". Ảnh minh họa internet.

Thách thức lớn nhất đối với NHNN là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu giảm lãi suất, mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế và yêu cầu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô. 

"Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần hỗ trợ lớn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì không thể có một chính sách cứng nhắc theo đuổi mục tiêu đơn nhất", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Vì vậy, với sự kiên định mục tiêu ưu tiên hàng đầu xuyên suốt trong điều hành CSTT là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý, NHNN đã theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước…

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả tiền lương ngừng việc cho người lao động… Những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng nêu ở trên đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương trong cả năm 2020 và 2021.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú phân tích việc các tổ chức tín dụng (TCTD) sử dụng nguồn lực của chính mình thông qua các chính sách, chương trình giảm lãi vay, miễn phí dịch vụ… để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chắc chắn sẽ làm giảm phần nào lợi nhuận của TCTD và ảnh hưởng đến tiến trình nâng cao năng lực tài chính của các TCTD như đã đề ra trong đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng TCTD.

Bước sang năm 2022 nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch và nhiều yếu tố diễn biến khó lường đoán. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ ra rủi ro mà ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt.

Đó là, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, cả trong nước và ngoài nước; tác động của chính sách thương mại, đầu tư, gia tăng đột biến giá nhiều hàng hóa, thắt chặt tiền tệ của một số quốc gia có nền kinh tế lớn; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. 

Trong nước, thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu tăng trưởng nóng, độ trễ của các gói kích thích kinh tế và độ mở của việc nới lỏng tiền tệ mấy năm vừa qua cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu điều hành CSTT.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Thách thức lớn nhất đối với NHNN là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu giảm lãi suất, mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế và yêu cầu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô - Ảnh: VGP
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Thách thức lớn nhất đối với NHNN là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu giảm lãi suất, mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế và yêu cầu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định vĩ mô - Ảnh: VGP.

Rủi ro khách quan do dịch bệnh kéo dài, tác động có độ trễ nên sẽ ảnh hưởng lớn hơn hoạt động ngân hàng trong năm 2022 và những năm tiếp theo, gây khó khăn trong kiểm soát nợ xấu. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều áp lực về cân đối vốn huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, kéo dài thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp…

Do đó, để hoàn thành được nhiệm vụ vừa kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư vốn tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ và triển khai tích cực Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đã xác định các mục tiêu trọng tâm trong điều hành năm 2022.

Trong đó, quan trọng nhất là tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Các ngân hàng cần tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, đồng thời tiếp tục triển khai các chính sách mới theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất trong khuôn khổ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy về lâu dài, muốn kiểm soát được nợ xấu, giảm được nợ xấu thì phải làm cho doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn, sớm phục hồi trở lại hoạt động bình thường.

Một giải pháp mà NHNN rất chú trọng để thích ứng với bối cảnh hiện nay, đó là sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng với sự tham gia tích cực của các TCTD, cùng cạnh tranh lành mạnh, phát triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại nhất để vừa theo kịp xu hướng phát triển chung trong khu vực và trên thế giới, vừa thích ứng với điều kiện dịch bệnh. 

Ngành ngân hàng cũng tập trung triển khai đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị của các TCTD, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển.

Có 03 vấn đề then chốt, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đồng thời là: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số; hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động chuyển đổi số; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.