Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt 1.000 tỷ USD?

Theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân năm 7-9%. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 731 tỷ USD. Vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 có thể đạt 1.000 tỷ USD?

Ảnh minh họa
Năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt 1.000 tỷ USD? Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Thống kê, nếu tỷ giá này tính trong 1 năm lớn hơn 1 (100%), thương mại quốc tế có lợi. Mặt bằng hay chỉ số giá xuất khẩu tăng cao và mặt bằng hay chỉ số giá nhập khẩu giảm, hoặc mối tương quan khác có lợi cho cả xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu tỷ giá bằng 1, lợi ích thương mại cân bằng. Nếu tỷ giá này nhỏ hơn 1, điều kiện thương mại bất lợi, lợi ích thương mại giảm. 

PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hầu như các quốc gia đều nỗ lực cải thiện điều kiện thương mại. Xuất khẩu hàng hóa  giá cao thông qua chọn hàng có hàm lượng chế biến sâu, giá trị gia tăng cao và hàng công nghệ cao. Nhập khẩu hàng nguyên vật liệu thô, linh kiện, phụ tùng giá thấp. 

PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh: Đây là chỉ số đánh giá chất lượng thương mại hàng hóa, tạo căn cứ cải thiện chất lượng thương mại hàng hóa.

Khi gặp điều kiện thương mại bất lợi, các quốc gia thường điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, phát huy mặt hàng có lợi thế so sánh cao, lựa chọn đối tác nhập khẩu có lợi thông qua đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu, tận dụng ưu đãi của hiệp định để nhập khẩu giá thấp. Coi trọng tiết kiệm chí phí xuất nhập khẩu.

Trong giai đoạn đến năm 2025, theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân năm 7-9%. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 731 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng khá cao này, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu có thể đạt 1.000 tỷ USD năm 2025.

Năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt 1.000 tỷ USD? Ảnh internet
Năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt 1.000 tỷ USD? Ảnh internet.

Để cải thiện tỷ giá thương mại, cần tăng nỗ lực xây dựng và thực hiện chiến lược cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp. Cần chú trọng tăng quy mô và tỷ trọng các mặt hàng có tỷ giá thương mại tăng cao. Cần đầu tư vào công tác nghiên cứu để phát triển sâu thị trường hiện có cùng với tìm thêm các thị trường mới Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả.

Đối với các mặt hàng có tỷ giá thương mại bất lợi, có thể chỉ duy trì quy mô và tốc độ tăng trưởng hiện có. Tuy nhiên, cần có giải pháp tiết giảm chi phí xuất khẩu, cải thiện chất lượng, gia tăng hàm lượng chế biến sâu, phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng. Có thể có phương thức giảm hợp lý tỷ trọng các mặt hàng có tỷ giá thương mại giảm và đầu tư vào đổi mới sáng tạo để phát triển mặt hàng mới.

Coi trọng phát triển năng lực sản xuất trong nước, gia tăng hàm lượng nội địa hóa, phát triển các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu. Đối với mặt hàng chiến lược như săng dầu cần phát triển năng lực tự chủ, tự cường hoặc xây dựng kế hoạch dự trữ để phản ứng hiệu quả với những biến động bất định của thị trường xăng dầu, và có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu năng lượng kịp thời theo hướng tăng năng lượng tái tạo.

Việc phát triển nền công nghiệp quốc gia tự chủ, tự cường đủ năng lực tạo khối lượng hàng hóa xuất khẩu quy mô lớn với điều kiện thương mại có lợi cần được tính đến trong dài hạn. Lực lượng doanh nghiệp cần tích cực, chủ động phát triển và thích ứng hiệu quả với yêu cầu cải thiện tỷ giá thương mại từng phân đoạn thị trường trong từng giai đoạn.

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Chính phủ hướng tới mục tiêu: Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, khai mở các thị trường, lĩnh vực mới, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. 

Chiến lược có 06 nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: Phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu; Phát triển thị trường xuất, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý Nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu; Quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý; Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn.

Thạch Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chung tay đưa trái vải thiều Phượng Sơn (Bắc Giang) vươn xa
Chung tay đưa trái vải thiều Phượng Sơn (Bắc Giang) vươn xa

Sáng 28/5, tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức Hội nghị ký kết “Đưa trái ngọt vươn xa” và tour du lịch miệt vườn.

Chủ tịch FPT hiến kế đưa Hà Tĩnh thành "cực tăng trưởng" vùng Bắc Trung Bộ
Chủ tịch FPT hiến kế đưa Hà Tĩnh thành "cực tăng trưởng" vùng Bắc Trung Bộ

Hiến kế thiết thực cho công tác quy hoạch, xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tại Hội nghị “Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh” diễn ra ngày 28/5, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, phải chuyển đổi số thành công nhằm hiện thực hóa được quy hoạch đã đề ra.

Đường dây 500kV Bắc - Nam mở đầu cho hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia
Đường dây 500kV Bắc - Nam mở đầu cho hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia

Ngày 27/5/1994, tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh đóng điện đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1. Qua 29 năm vận hành, hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam không ngừng được củng cố, phát triển. Hệ thống truyền tải điện Việt Nam từng bước hiện đại hóa, mở rộng số lượng (mạch 2, mạch 3) và tăng công suất truyền tải khẳng định vai trò “xương sống” của hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, xứng đáng là một kỳ tích, một bản anh hùng ca.

Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023
Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023

Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023, đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, phối hợp với Viện Sáng tạo và chuyển đổi số, các đơn vị hữu quan thực hiện.

Bình Định: Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm gần 15%
Bình Định: Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm gần 15%

Từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực song hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn gặp nhiều khó khăn. Kết quả, chỉ tính riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đã giảm gần 15%.

Việt Nam - nền kinh tế năng động nhất châu Á
Việt Nam - nền kinh tế năng động nhất châu Á

Nhiều chuyên gia nhận định, ngay cả khi đối mặt với những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ổn định, vượt trội, nhờ dân số trẻ, đa dạng, lực lượng lao động lành nghề.