Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là thương hiệu-chất lượng-đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Chương trình hành động của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030, gồm: Phát triển thương hiệu đi cùng với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; Tạo ưu thế riêng trong xuất khẩu trước các đối thủ cạnh tranh...

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định 1445/QĐ-TTg, ngày 25/11, ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

Mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Ảnh internet
Mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Ảnh internet.

Cụ thể, Chương trình đưa ra 06 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu bao gồm: 1- Phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu; 2- Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; 3- Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng; 4- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu; 5- Quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý; 6- Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn.

Tạo ưu thế riêng trong xuất khẩu trước các đối thủ cạnh tranh

Đối với việc phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững; kết hợp phát triển du lịch và ẩm thực với xuất khẩu nông sản, thuỷ sản.

Tăng cường liên kết, phát huy vai trò của tổ chức của nông dân (Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp) trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy nghiên cứu phát triển giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống sản phẩm mới, đặc thù, trong bảo quản sau thu hoạch nhằm tạo giá trị khác biệt cho hàng nông sản, tạo ưu thế riêng trong xuất khẩu trước các đối thủ cạnh tranh.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh internet
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh internet.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành chế biến, chế tạo nhằm tạo sự bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu.

Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng các trung tâm sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là một số lĩnh vực xuất khẩu quan trọng như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí. 

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp. Xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới như: hàng hoá thân thiện với môi trường, sản phẩm điện tử, hàng dệt may kỹ thuật,...

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan: Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, khuyến khích các dự án, nghiên cứu về vật liệu mới, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm có hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.

Hàng dệt may xuất khẩu trị giá tỷ USD của Việt Nam. Ảnh minh họa internet
Hàng dệt may xuất khẩu trị giá tỷ USD của Việt Nam. Ảnh minh họa internet.

Triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa: Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan: Hoàn thiện chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Tăng cường công tác điều phối phát triển theo vùng, lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng góp phần hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi giá trị trong nước, nhằm tận dụng lợi thế về tích tụ công nghiệp tại một số địa phương, vùng kinh tế.

Phát triển thương hiệu đi cùng với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phát triển thương hiệu đi cùng với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Lựa chọn một số sản phẩm nông sản thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác để hình thành vùng sản xuất tập trung phục vụ xuất khẩu.

Tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin giữa các địa phương về tình hình sản xuất, mùa vụ, sản lượng, thu hoạch và tình hình xuất khẩu để hợp tác xác định thị trường tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản minh bạch, công khai, có lợi cho người nông dân và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam tại khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền
Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam tại khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 đã có những đóng góp tích cực xuyên suốt Khóa họp, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng xây dựng hình ảnh Việt Nam luôn chủ động, trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền toàn cầu.

Nghệ An phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
Nghệ An phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND TP. Vinh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Đồng thời, khai trương “Tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm” trên tuyến đường Lê Mao kéo dài.

Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh
Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh

Thứ trưởng Michael Tomlinson nhấn mạnh, di cư bất hợp pháp là vấn đề toàn cầu. Thỏa thuận là một bước hợp tác quan trọng với một đối tác quan trọng như Việt Nam nhằm đảm bảo hai bên cùng phối hợp ngăn chặn sự bóc lột của các băng nhóm buôn người và cứu mạng các nạn nhân.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh

Dùng 23 tài khoản thao túng cổ phiếu Đầu tư Sao Thăng Long (DST), ông Giang Tuấn Anh bị xử phạt 575 triệu đồng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu
Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu

Vấn đề lớn đầu tiên được bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh này là tình hình bạo lực leo thang ở Trung Đông trong bối cảnh vừa xảy ra các cuộc tấn công mới nhất từ Iran nhằm vào Israel cuối tuần trước.

Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4
Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4

Cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng.