Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nam Định: Đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

UBND tỉnh Nam Định vừa có Văn bản số 711/UBND-VP3 về chủ trương đồng ý để Vườn quốc gia Xuân Thủy xây dựng hồ sơ, đề cử trở thành Vườn di sản ASEAN.

Vườn quốc gia Xuân Thủy
Một góc vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Xét đề nghị của lãnh đạo Vườn quốc gia Xuân Thủy, tại Tờ trình số 161/TTr-VQG ngày 6/9/2023; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2758/TTr-SNN ngày 11/9/2023 về việc đề xuất tham gia Vườn di sản ASEAN, UBND tỉnh Nam Định đồng ý cho Vườn quốc gia Xuân Thủy xây dựng hồ sơ đề cử trở thành Vườn di sản ASEAN; Vườn quốc gia Xuân Thủy có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ đảm bảo theo đúng trình tự thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được biết đến là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Đây không chỉ là khu đất ngập nước quan trọng, thiên đường của các loài chim mà còn là nơi có sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên khăng khít với nhau.

Vườn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích khoảng 15.000 ha, bao gồm vùng lõi 7.100 ha, trong đó có 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng khi triều kiệt và khoảng 4.000 ha đất còn ngập nước; vùng đệm rộng 7.233 ha, bao gồm 960 ha phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn. Toàn bộ bãi trong với diện tích 1.997 ha và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.

Năm 1988, Vườn quốc gia Xuân Thủy chính thức được quốc tế công nhận là khu Ramsar. Đây là bãi vùng triều cửa sông ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn, điển hình nhất cho hệ sinh thái ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm ở vị trí cửa sông có tốc độ bồi lắng phù sa trung bình hàng năm khoảng vài chục mét. Bãi bồi cửa sông ven biển cũng là nơi cung cấp các nguồn hải sản quý như tôm, cua, cá, sò, vạng, rau câu và các loài khác.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn là “ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen (loài chim đã được ghi vào sách đỏ của IUCN) về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ
Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão
Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão

Ngày 30/4, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, UBND huyện An Lão (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương và chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”. 

Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Từ ngày 29/4 đến hết ngày 7/5/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm - Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh TP. Hải Phòng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.