Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam thông qua sản phẩm chế biến sâu và sạch

Việt Nam được biết là một trong hai thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đa phần cà phê chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô không qua chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trong tương lai, cần chú trọng chế biến sâu, tạo nên sản phẩm cà phê có giá trị cao và đầu tư phát triển thương hiệu.

Chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam

Hiện nay, sản phẩm cà phê chế biến sâu chỉ chiếm 8% tỷ trọng, 92% tỷ trọng còn lại thuộc về xuất khẩu cà phê nhân. Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, thay vì xuất khẩu thô, thì cần đầu tư vào chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao. 

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Mục tiêu sắp tới trong chính sách sản xuất cà phê sẽ là: Thứ nhất là, duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới; Thứ hai là, tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

Trong thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã đẩy mạnh đầu tư vào chế biến sâu, chú trọng vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại và áp dụng hàng loạt các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như BRC ISO 22000…

Các nhà máy chế biến sâu đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời hướng tới xuất khẩu bền vững.

Giải pháp tổng thể thúc đẩy sản xuất – xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê 

Để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp tổng thể. Mà cụ thể là đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế bến, áp dụng tiến bộ công nghệ, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng, số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần – thị hiếu – chất lượng – giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Ngành cà phê Việt hiện đang xuất “từng món” nhưng lại nhập khẩu nguyên một chuỗi giá trị. Dẫn câu chuyện thành công của Starbucks, ông Vũ cho biết, Starbucks là thương hiệu toàn cầu và họ xuất khẩu cả một quy trình, công nghệ cà phê cũng như cả một không gian bán hàng trong khi đó chúng ta lại chưa làm được. Từ đó ông Vũ cho rằng chúng ta cần có sự nhìn nhận lại để nâng giá trị cho ngành cà phê Việt Nam.

“Theo tôi quan sát chúng ta chủ yếu nhập khẩu để phục vụ cho những chuỗi thương hiệu cà phê lớn hoặc những sản phẩm cho du khách trong các cơ sở lưu trú - mà người ta quen dùng. Và trách nhiệm của ngành Công Thương là làm sao có nhiều thương hiệu cà phê được hình thành tại Việt Nam, do công ty Việt Nam sản xuất”- ông Vũ nói.

Liên quan đến hỗ trợ của ngành Công Thương cho việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt, bà Bùi Hoàng Yến - Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: Thời gian qua Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ nâng cao giá trị, thương hiệu cho nông sản nói chung, cà phê nói riêng.

Cụ thể là phối hợp các Bộ, ban, ngành huấn luyện cho hộ nông dân thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng số; tuyên truyền về sự thay đổi của thị trường sau Covid; phối hợp các tổ chức nước ngoài hướng dẫn bà con sản xuất đạt chứng nhận quốc tế; tổ chức các đoàn tham dự những chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài…

Theo bà Yến, để nâng cao giá trị và thương hiệu cà phê Việt, các doanh nghiệp cần có sự phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương ở nước ngoài để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm có thay đổi phù hợp. Đặc biệt bà Yến cũng khuyến cáo doanh nghiệp có sự thay đổi trong các khâu như nhân viên phụ trách sale xuất khẩu và thu mua hàng hóa. Lý do, ngoài tham gia hội chợ trực tiếp thì thì hiện xu thế quốc tế đang có phiên bản hội chợ online và kỹ năng bán hàng phải thay đổi về logic, suy nghĩ. Còn với khâu mua nguyên liệu đầu vào, theo bà Yến, bộ phận này cũng phải thay đổi làm sao nguyên liệu phù hợp dây chuyền sản xuất, tiệm cận chất lượng nhà nhập khẩu yêu cầu.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

VN-Index tiếp tục trượt dốc mất 18 điểm, cổ phiếu chứng khoán giảm sàn la liệt
VN-Index tiếp tục trượt dốc mất 18 điểm, cổ phiếu chứng khoán giảm sàn la liệt

Phiên 19/4, chỉ số VN-Index giảm 18,16 điểm, tương đương 1,52%, xuống 1.174,85 điểm. Có thể thấy, VN-Index đang trượt dốc với tốc độ hiếm có trong bối cảnh tỷ giá căng thẳng, tiềm ẩn khả năng Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành.

Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7
Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ 1/7

Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7/2024.

Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”
Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”

Ngày 19/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bắc Ninh phối hợp với UBND TP. Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”
Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng Năm gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.