Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ đem đến 25 tỷ USD vốn đầu tư mới cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể mang lại tới 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.

Ông Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, diễn ra ngày 28/02: Khát vọng nâng cấp thị trường chứng khoán của Việt Nam lên thị trường mới nổi là bước đi chiến lược, phù hợp với tham vọng lớn hơn là chuyển đổi thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam tham luận về Nâng hạng lên thị trường mới nổi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam tham luận về Nâng hạng lên thị trường mới nổi. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Theo ông Ketut Ariadi Kusuma thì, Quyết định 1726 về Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 của Chính phủ rất phù hợp với sự vận động, phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay.

Quyết định nêu ra những mục tiêu quan trọng và giải pháp thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc xây dựng Chiến lược thông qua việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo.

"Ngân hàng Thế giới vui mừng khi thấy quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển thị trường thông qua chiến lược được soạn thảo kỹ càng và nay là kế hoạch thực hiện chi tiết. Chúng tôi cũng thừa nhận những nỗ lực không ngừng của Ủy ban Chứng khoán, các Sở giao dịch Chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký Bù trừ trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng hạng thị trường", ông Ketut Ariadi Kusuma bày tỏ.

Khát vọng của Việt Nam trong việc nâng cấp thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi là bước đi chiến lược, phù hợp với tham vọng lớn hơn là chuyển đổi thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế bình quân đầu người hằng năm khoảng 5,95% trong hai thập kỷ tới, có nghĩa là mức tăng trưởng thực tế phải cao hơn mức này vì tính đến mức tăng dân số.

Mục tiêu tham vọng này phụ thuộc vào việc tận dụng hiệu quả thị trường tài chính để dẫn vốn đầu tư tới các mục tiêu kinh tế này, trong đó thị trường vốn đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, thị trường chứng khoán đã đạt được mức vốn hóa khoảng 6 nghìn tỷ (247 tỷ USD) (khoảng 57% GDP) vào năm 2023, và thậm chí từng đạt kỷ lục 93% GDP vào năm 2021, càng nhấn mạnh về tiềm năng huy động vốn cho khu vực doanh nghiệp.

Các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024. Ảnh VOV.vn.
Các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024. Ảnh VOV.vn.

Hiện tại, Việt Nam được MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và được đưa vào chỉ số thị trường cận biên (FM). Cho đến nay, thị trường Việt Nam vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số FM (hơn 30% tổng tài sản quản lý (AUM)) và đã đạt đến giới hạn có thể kỳ vọng trong rổ chỉ số cận biên.

Kể từ tháng 09/2018, Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell lên thị trường mới nổi và được MSCI theo dõi xem xét định kỳ. Việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là lực đẩy đáng kể cho thị trường vốn Việt Nam vốn sẽ được coi là có khả năng tiếp cận thị trường thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có mức vốn hóa đạt quy mô cũng như tính thanh khoản hấp dẫn ngang hàng với nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển tương tự như Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới ước tính việc nâng hạng thị trường chứng khoán có thể mang lại tới 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030, với một số điều kiện quan trọng như sau:

Thứ nhất, Việt Nam phải được nâng hạng bởi cả hai nhà cung cấp chỉ số quốc tế là FTSE Russel và MSCI. Chúng tôi đánh giá cao và đồng ý với cách tiếp cận hiện tại của SSC là ưu tiên được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp bởi FTSE Russell trước; tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần lớn vốn đầu tư mới sẽ đến từ việc nâng hạng bởi MSCI.

Thứ hai, xem xét giải quyết các vấn đề về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (FOL) và tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn. Giải pháp bao gồm: Cải thiện công bố thông tin, tăng tiếp cận với các cổ phiếu đã đạt đến giới hạn và quan trọng nhất là tăng giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu FOL vẫn là một hạn chế, Việt Nam có thể sẽ chỉ nhận được dòng vốn ròng tối đa 5 tỷ USD, vì thị trường lúc đó chỉ chiếm chưa đến 1% chỉ số EM toàn cầu. Nhưng nếu FOL được giải quyết hoàn toàn, tỉ trọng của Việt Nam trong chỉ số EM có thể tăng hơn 1% và điều này có thể mang lại thêm 8-15 tỷ USD.

Thứ ba, cần có một môi trường đầu tư lành mạnh trên toàn cầu để Việt Nam cũng có thể tận hưởng sự tăng trưởng tự nhiên của đầu tư toàn cầu vào thị trường mới nổi, ước tính tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm 8-12 tỷ USD đầu tư cho đến năm 2030.

Ngân hàng Thế giới cũng nhấn mạnh rằng, việc phát triển cơ sở nhà đầu tư trong nước rất quan trọng để đồng hành và cân bằng dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, trong đó sự đa dạng hóa đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội (bởi VSS) là chìa khóa. Đa dạng hóa đầu tư của VSS vào chứng khoán doanh nghiệp không chỉ giúp quỹ đầu tư hiệu quả hơn về lâu dài mà còn mở rộng cơ sở nhà đầu tư và giúp ổn định và phát triển thị trường vốn trong nước.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ đem đến 25 tỷ USD vốn đầu tư mới cho Việt Nam. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Một khoản phân bổ khiêm tốn vào chứng khoán doanh nghiệp của VSS có thể đồng nghĩa với việc có thêm hàng tỷ USD tài trợ cho khu vực doanh nghiệp. Những cải cách tổng thể trong lĩnh vực lương hưu có thể mang lại khoản đầu tư mới lên tới 25 tỷ USD vào khu vực doanh nghiệp vào năm 2030.

Hơn nữa, những cải cách trong ngành bảo hiểm và quỹ đầu tư, nếu được thực hiện đúng cách, có thể mang lại thêm 28 tỷ USD cho khu vực doanh nghiệp thông qua thị trường vốn. Tổng cộng, chúng tôi ước tính tiềm năng huy động vốn mới cho thị trường vốn là 78 tỷ USD.

Nhu cầu đầu tư ngày càng tăng ở Việt Nam nhấn mạnh nhu cầu phải đi kèm với các sản phẩm tài chính chất lượng cao, đặc biệt là cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ sinh thái lành mạnh, bao gồm sự giám sát chặt chẽ, công bố thông tin rõ ràng và xếp hạng tín dụng đáng tin cậy v.v...

Điều này nhằm đảm bảo rằng các khoản đầu tư tài trợ mới vào thị trường chứng khoán sẽ mang lại lợi ích cho các công ty hoạt động hiệu quả đang cần vốn để tăng trưởng—như tái cấp vốn cho ngân hàng, các dự án cơ sở hạ tầng hoặc các ngành công nghiệp đổi mới—và không chỉ các cổ đông hiện tại.

"Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trên tất cả các mặt trận này. Để kết thúc, xin chúc các bạn một năm mới Giáp Thìn vui vẻ. Nhiều người cho rằng Rồng là con vật tượng trưng cho sức mạnh, sự phát triển và may mắn; và Năm Rồng là năm tốt lành cho việc đầu tư. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được thành công mang tính bước ngoặt trong năm nay", ông Ketut Ariadi Kusuma nhấn mạnh.

PV (lược thuật)

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/5 của các công ty chứng khoán.

Hội nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028
Hội nghị Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Ngày 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Lần thứ 4 khóa XV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng chí Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch LĐLĐ thành phố chủ trì Hội nghị.

Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Hướng tới Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bằng việc làm, hành động cụ thể, đoàn viên thanh niên Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng xây dựng và thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 

Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024 thu hút rất đông nghệ nhân các tỉnh, thành phố tham gia
Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024 thu hút rất đông nghệ nhân các tỉnh, thành phố tham gia

Ngày 12/5, tại vườn hoa Tố Hữu, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng diễn ra Hội thi Chào Mào đấu hót liên tỉnh lần thứ 7 năm 2024. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Nam Giang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.

Quảng Ninh: Sập lò khai thác than, 3 người thiệt mạng
Quảng Ninh: Sập lò khai thác than, 3 người thiệt mạng

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại tại Công ty than Quang Hanh - TKV (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) khiến 3 người tử vong và 1 người bị thương.

Carlsberg Việt Nam nhà “tài trợ bạch kim” Festival 2024
Carlsberg Việt Nam nhà “tài trợ bạch kim” Festival 2024

Ngày 13/5, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam – Nhãn hàng bia Huda tiến hành ký hợp đồng tài trợ với danh vị “Nhà tài trợ Bạch kim”, trị giá 8 tỷ đồng - danh vị cao nhất dành cho các Nhà tài trợ Festival Huế.