Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năng lượng tái tạo: Giải pháp 'cứu cánh' môi trường

Nhiệt điện than - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người dân. Do đó, cần phải có nguồn năng lượng mới thay thế.

Thủ phạm gây ô nhiễm

Tại hội thảo: "Ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo và sức khỏe cộng đồng" tổ chức mới đây, Báo cáo giám sát các nhà máy điện than toàn cầu cho biết năm 2017, Việt Nam tiếp tục là điểm nóng của điện than. Mặc dù không có nhà máy nhiệt điện than nào được xây dựng vào năm 2017, nhưng một số lượng lớn các dự án được đề xuất vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh vào năm 2016, nước ta có tổng dự án đã công bố với tổng công suất 12.100 (MW), dự án chuẩn bị được cấp phép với tổng công suất 15.040 (MW), dự án đã được cấp phép với tổng công suất 8.750 (MW) và dự án đang xây dựng với tổng công suất 10.635 (MW).

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp điện chính tại nước ta. Thế nhưng, hậu quả nghiêm trọng của nhiệt điện than đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển Cộng đồng, Điều phối viên tại Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs - VN) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí do các nhà máy nhiệt điện than và việc sử dụng than tổ ong, than đá... tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các làng nghề thủ công và các hộ gia đình... hơn bao giờ hết đang trở thành vấn đề nóng, không chỉ gây ô nhiễm không khí, mà điều đó còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các bụi độc phát thải ra từ quá trình đốt than như silic, cacbon, oxit cacbon... Đặc biệt là bụi mịn (PM2.5), độc hại tới mức có thể thấm qua mao mạch của phổi, gây các bệnh nguy hiểm như: đột quỵ, tim mạch, cao huyết áp, vấn đề tâm thần, thần kinh, viêm phổi và ung thư...

Năng lượng tái tạo: Giải pháp 'cứu cánh' môi trường - Hình 1

Bác sĩ Nguyễn Trọng An Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển Cộng đồng, Điều phối viên tại Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam

Theo các chuyên gia, năng lượng tái tạo chính là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và các hệ lụy kéo theo sau đó.

Chìa khoá mang tên năng lượng tái tạo?

Các chuyên gia chỉ rõ bên cạnh lợi ích kinh tế, năng lượng tái tạo còn là nguồn năng lượng nội địa có thể giúp nước ta chủ động hơn về nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào giá dầu, than và khí gas trên thị trường quốc tế. Năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm chi tiêu cho nhập khẩu về dài hạn và tăng thêm lợi thế cho nền kinh tế cũng như giảm phát thải cho Việt Nam.

Cơ chế hỗ trợ giá cho điện mặt trời với các dự án điện quy mô lớn (FiT) đi kèm các cơ chế bù trừ điện năng cho hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã được Thủ tướng chính phủ ban hành tháng 04/2017. Cơ chế này có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 cho tới ngày 30/06/2019.

Ngày 12/09/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về phát triển các dự án mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch điện, trong đó, có một số dự án đã khởi công xây dựng. Chính sách mới ban hành đã tạo một bước ngoặt quan trọng cho việc ứng dụng rộng rãi công nghệ này trên cả nước.

Tuy rằng vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại trong quá trình thực thi, thế nhưng, với sự phát triển của xã hội cũng như mức độ cần thiết sử dụng năng lượng tái tạo của người dân, tin tưởng rằng thách thức này hoàn toàn có thể quản lý và vượt qua.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam tại khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền
Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam tại khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 đã có những đóng góp tích cực xuyên suốt Khóa họp, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng xây dựng hình ảnh Việt Nam luôn chủ động, trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền toàn cầu.

Nghệ An phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
Nghệ An phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND TP. Vinh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Đồng thời, khai trương “Tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm” trên tuyến đường Lê Mao kéo dài.

Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh
Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh

Thứ trưởng Michael Tomlinson nhấn mạnh, di cư bất hợp pháp là vấn đề toàn cầu. Thỏa thuận là một bước hợp tác quan trọng với một đối tác quan trọng như Việt Nam nhằm đảm bảo hai bên cùng phối hợp ngăn chặn sự bóc lột của các băng nhóm buôn người và cứu mạng các nạn nhân.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh

Dùng 23 tài khoản thao túng cổ phiếu Đầu tư Sao Thăng Long (DST), ông Giang Tuấn Anh bị xử phạt 575 triệu đồng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu
Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu

Vấn đề lớn đầu tiên được bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh này là tình hình bạo lực leo thang ở Trung Đông trong bối cảnh vừa xảy ra các cuộc tấn công mới nhất từ Iran nhằm vào Israel cuối tuần trước.

Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4
Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4

Cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng.