GS.TS Trần Thọ Đạt phân tích: Cần phải làm cho cung - cầu gần nhau theo hướng không chênh lệch giữa giá vàng thế giới so với giá vàng trong nước.

Ảnh internet.
Nên hay không có một quỹ bình ổn giá vàng? Ảnh internet.

Một giải pháp được ông đưa ra là trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải độc quyền vàng miếng SJC thì cần gia tăng Quỹ dự trữ vàng và sẵn sàng can thiệp tăng cung vàng miếng một khi giá vàng SJC cao hơn bất thường so với giá cả thế giới để bình ổn giá. Điều này tương tự như một quỹ bình ổn giá.

Để làm được vậy, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng dự trữ vàng, sẵn sàng dùng ngoại tệ để can thiệp vào thị trường vàng, mua vàng khi giá vàng SJC biến động bất thường.

Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, cần phải mở rộng các cái nhà cung cấp vàng miếng bằng cách cho phép các doanh nghiệp khác có đủ điều kiện kinh doanh được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất và kinh doanh vàng miếng nhưng phải đảm bảo chất lượng tương tự như SJC.

Khi đó, theo chuyên gia, giá vàng miếng SJC sẽ không thể cao hơn một cách bất thường so với giá giá vàng thế giới được, vì đây là theo quy luật cung cầu của thị trường, khi có cầu thì phải có nguồn cung cấp lớn. Giá cả khi đó sẽ bám sát với giá vàng thế giới và thị trường trong nước.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết: Việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và vàng nguyên liệu, lấy thương hiệu vàng SJC là thương hiệu quốc gia là không phù hợp.

Nên hay không có một quỹ bình ổn giá vàng? Ảnh internet.
Nên hay không có một quỹ bình ổn giá vàng? Ảnh internet.

Ông cũng đề nghị thành lập sàn giao dịch vàng do đây là loại hàng hóa đặc biệt, từ xưa đến nay có chức năng tích trữ, bảo toàn rất cao. Thêm nữa là cần sử dụng công cụ phái sinh, bán vàng theo hợp đồng và tương lai, nhập khẩu vàng theo thị trường.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng việc hy sinh ngoại tệ để nhập khẩu vàng là “xa xỉ” đối với Việt Nam…

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đánh giá việc siết chặt, thậm chí hạn chế nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng trong nước là cần thiết để tránh hao tổn ngoại tệ, yếu tố có thể gây mất cân bằng cán cân thanh toán tổng thể. 

"Việc đánh đổi một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu vàng là xa xỉ trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay. Trong khi đó, ngoại tệ, xét về khả năng thanh toán, luân chuyển tiền tệ, phương tiện đầu tư tích cực thì còn có ý nghĩa hơn vàng rất nhiều. Chưa nói, ngoại tệ hỗ trợ xuất nhập khẩu, tăng dự trữ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán của nền kinh tế với bên ngoài", ông Huân nói. 

Các chuyên gia đều đánh giá rất cao Công điện của Thủ tướng Chính phủ, trong Công điện lưu ý việc chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC là quá cao. Lúc giá vàng SJC lên đỉnh điểm 80 triệu thì mức chênh lệch khoảng 20 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Đây là một điều rất bất hợp lý nên phải kịp thời tìm giải pháp khắc phục.

H.Dương (t/h)