# phát thải ròng
Phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
Nhiều năm qua, ngành lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thu được nhiều thành công và góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều thách thức, khó khăn và yêu cầu phải “chuyển mình”. Trong đó, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới ngày càng tác động mạnh hơn đối với nông nghiệp, trong đó có lúa gạo.
Chung ý chí, quyết tâm cao và hành động quyết liệt hướng tới một Châu Á phát triển phát thải ròng bằng 0
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á (AZEC)". Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Nhật Bản và Australia, vào ngày 18/12.
Việt Nam là đối tác đầu tiên mà Nhật Bản hỗ trợ trong Sáng kiến AZEC
Ông Maeda Tadashi Chủ tịch JBIC cho biết: Việt Nam là đối tác đầu tiên mà Nhật Bản hỗ trợ trong Sáng kiến AZEC và các đối tác quốc tế chủ chốt rất ủng hộ hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam; khẳng định sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL yêu cầu “chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo”
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để khắc phục tính phân mảnh, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đề án xác định yêu cầu tiên quyết: “Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo”, thông qua việc hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp,…