Hệ thống phòng không S-400
Gần đây, Nga đang bán các hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út. Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt cọc tiền cho hệ thống này, còn Ả Rập Xê-út cũng đã tuyên bố ý định mua S-400. Điều này ngay lập tức dấy lên câu hỏi vì sao Nga lại bán vũ khí tối tân bậc nhất của mình cho những nước không những không phải là đồng minh vững chắc của Nga mà còn là đồng minh của Mỹ.
Hiện nay, nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn. Nga đang cạn kiệt nguồn tiền vì chỉ có hai nguồn xuất khẩu vũ khí và năng lượng. Giờ đây Nga hầu như chẳng thể bán hai mặt hàng này cho nước nào, vì lý do đó mà quyền lực của ông Putin đang bị ảnh hưởng.
Một số chuyên gia phương Tây cho rằng, quyền lực của ông Putin đang mong manh hơn vẻ bề ngoài. Một lý do là vì các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp và thường dân Nga. Một phần khác là vì nền kinh tế Nga phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi giá dầu lại đang giảm và chưa có dấu hiệu sẽ sớm hồi phục. Vì tính chính danh của ông Putin phụ thuộc vào sự thịnh vượng của đất nước nên các khó khăn kinh tế hiện nay của Nga là một vấn đề lớn đối với nhà lãnh đạo Nga.
Nhiều người cho rằng những thương vụ mua bán vũ khí này là một dấu hiệu khác của các khó khăn về kinh tế của Nga. “Nga đã tuyên bố chiến tranh chính trị với phương Tây, ngay cả khi châu Âu và Mỹ còn chưa nhận thức được điều này".
Những người này cho rằng để giữ Nga nằm trong vòng tay của mình, ông Putin cần cho họ thấy rằng nền tự do của Berlin, London và Washington không có gì đáng ghen tị cả.
Một năm trước, một số lãnh đạo chính trị và chuyên gia phương Tây đã lớn tiếng nhận định về việc Nga đang sa lầy ở Trung Đông và thời gian không phải là lợi thế của Nga. Và một năm trước đó, một lãnh đạo cũng nhận định rằng Nga đang rất yếu về kinh tế và dễ mất ổn định về chính trị.
Tuy nhiên đa phần lãnh đạo Nga lại quả quyết rằng Syria không phải là một vũng lầy và Nga không bị cô lập, cũng không bị thất bại, lãnh đạo của Nga càng không phải là những kẻ khờ, nền kinh tế cũng không bị suy sụp, người dân vẫn hết lòng ủng hộ Putin, các lệnh trừng phạt cũng không gây hại tới nền kinh tế và buôn bán vũ khí cũng không phải là biện pháp cuối cùng.
Nga chẳng ưa gì tự do kiểu phương Tây, đồng thời cũng Nga phản ứng rất mạnh khi NATO mở rộng và Mỹ chế giễu luật pháp quốc tế, thực hiện các chương trình thay đổi chế độ và các hoạt động xâm lược dưới lá bài đạo đức. Nga tin rằng đó là mục tiêu của Mỹ, và chính Mỹ đã phá hoại Libya dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, do đó ông Putin cho rằng Nga cần phải phòng thủ mạnh hơn.
Kinh nghiệm ở Ukraine và Syria chỉ càng củng cố quyết tâm của Nga. Do đó, việc bán các hệ thống S-400 nên được coi là một phần trong chính sách chống lại các cuộc chiến hỗn loạn mà Mỹ và NATO gây ra và để bảo vệ Nga.
Bán S-400 thực chất là động thái địa chiến lược quan trọng
Câu hỏi đầu tiên là Nga sẽ bán gì cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út – đồng minh của Mỹ. Rất có thể Nga sẽ bán hệ thống S-400 uy lực mà nước này hiện đang sử dụng. Thứ nhất hệ thống Almaz-Antey S-400 đang được nâng cấp lên phiên bản mới hơn. Thứ hai, sẽ thật ngạc nhiên nếu không có hệ thống IFF (hệ thống nhận dạng bạn thù) để ngăn tấn công hỏa lực vào máy bay của Nga khi có ai đó cố gắng can thiệp vào bên trong. Nhiều người cho rằng sẽ chẳng có nước nào chịu mua những hệ thống đầy những hạn chế như vậy. Tuy nhiên, chỉ có Nga mới biết những hệ thống này hạn chế đến đâu và làm cách nào để vô hiệu hóa những hạn chế này.
Theo thỏa thuận, Nga sẽ chỉ cung cấp dịch vụ kỹ thuật và sẽ không xâm nhập vào được hệ thống. Những lo sợ về việc rò rỉ kỹ thuật đang bị phóng đại quá mức, đặc biệt là về các tên lửa chống máy bay. Ngay cả khi những tên lửa này bị tháo rời ra để tìm bí mật quân sự thì cũng sẽ chẳng thu được thông tin gì.
Đối với câu hỏi về việc Mátxcơva đang có nguy cơ trao bí mật của hệ thống S-400 vào tay địch, có thể nói rằng nguy cơ này đã được giảm thiểu đi rất nhiều, nếu không nói là có thể hoàn toàn được loại trừ.
Hệ thống S-400 được cho là hết sức uy lực, cho dù thực tế chưa từng được sử dụng trong chiến tranh. Mối đe dọa từ hệ thống này có thể khiến Mỹ e dè và giảm các hoạt động bay của liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Syria. Thậm chí, tướng Mỹ cho rằng việc thành lập khu vực chống tiếp cận A2/AD ở Syria sẽ là khu loại trừ thứ ba của Nga ở quanh châu Âu.
Nga đang dùng S-400 như một quân bài trong cuộc chơi địa chính trị
S-400 là hệ thống di động hoàn toàn, có một số loại tên lửa và có đủ bộ radar, thiết bị quản lý và trung tâm chỉ huy. Ngoài ra còn có nhiều biến thể và nhiều bộ phận kết hợp khác với tầm bắn trên 400km, chống lại các mục tiêu như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tất cả các loại máy bay, cho dù đến nay vẫn chưa công khai chính xác các bộ phận nào sẽ được mua.
Nhiều mục tiêu có thể bị bắt bám và có thể bị kiểm soát cùng một lúc nhờ hệ thống tích hợp phát hiện và chỉ huy. Giống như phần lớn các hệ thống của Nga và Liên Xô trước đây, S-400 mất nhiều năm để phát triển, thử nghiệm và nâng cấp. Do đó, trên lý thuyết, hệ thống này thực sự rất đáng gờm. Và bởi vì có quá nhiều khách hàng đặt mua, người ta càng tin rằng hệ thống này thật sự uy lực như những gì được quảng cáo.
Tóm lại, rất có thể Nga sẽ bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út, nhưng hệ thống này sẽ không được dùng để chống lại Không quân Nga và cũng sẽ được bảo vệ trước các cặp mắt do thám hòng biết được bí mật của hệ thống này. Vậy tại sao các nước này lại mua hệ thống phòng không để nhằm vào các mục tiêu không phải của Nga?
Đó là vì Mỹ trong lịch sử từng nhiều lần phản bội đồng minh. Saddam Hussein đã từng rất hữu ích cho đến khi ông ta không còn có tác dụng nữa. Tương tự Manuel Noriega, Bin Laden & Co ditto, Qaddafi cũng đã từng có thời điểm hợp tác với Mỹ, thậm chí kể cả Bashar Assad cũng vậy. Do đó, có người cho rằng cựu bạn bè của Mỹ còn nguy hiểm hơn là làm kẻ thù lâu dài của Mỹ. Cả Ankara và quốc vương Riyadh đều có khả năng sẽ trở thành cựu bạn bè hay cựu đồng minh của Mỹ. Nên nhớ rằng vụ đảo chính lật đổ tổng thống Erdogan năm ngoái là bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là do Mỹ đứng sau, và Riyadh thì cũng đang ngấm ngầm dự tính chuyển khỏi ô bảo hộ của phương Tây
Tóm lại, nếu cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út đều tính đến rời khỏi vòng tay của Washington, thì các sự kiện trong quá khứ cho thấy hai nước này nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất. Như Hussein, Bin Laden, Qaddafi và Assad làm chứng, các cựu đồng minh của Mỹ này đều phải hứng chịu các cuộc không kích từ chính Washington.
Nếu những gì mà các nước có chỉ là những hệ thống cũ rích từ thời Liên Xô thì không có cách nào đối phó nổi với quân đội Mỹ. Nhưng nếu sở hữu S-400 thì có thể sẽ có cơ hội lật ngược tình thế. Hoặc ít nhất là một biện pháp thay thế. Và do đó, những thương vụ này mang nặng ý nghĩa địa chính trị.
Việc sở hữu hệ thống S-400 mang lại khả năng đưa ra chính sách đối ngoại độc lập với Mỹ. Do đó đây không chỉ đơn thuần là một vụ mua bán vũ khí mà có thể là một nhân tố địa chính trị làm thay đổi cuộc chơi.
Đặng Phương Thảo - VietTimes