Hiệp ước hòa bình với Nhật sẽ là điểm mấu chốt để Nga phá thế bao vây, cô lập của Mỹ và phương Tây.
Lần này có thể khác, cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tiến đến một thỏa thuận tốt hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm.
Ông Putin và ông Abe đã gặp nhau tại Singapore tuần trước và đồng ý tăng tốc các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình mà hai nước đã đàm phán sau Thế chiến II nhưng Liên Xô từ chối ký.
Các cuộc đàm phán sẽ dựa trên tuyên bố chung Liên Xô và Nhật Bản đã ký năm 1956, yêu cầu Liên Xô bàn giao cho Nhật Bản đảo Shikotan và đảo Habomai khi hiệp định hòa bình được ký kết.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đòi bàn giao thêm hai đảo Etorofu (Iturup) và Kunashiri (Kunashir), nhưng Nga đã từ chối nhượng lại phần lãnh thổ này.
Cả hai bên đều có những hiểu lầm sâu sắc về sự thỏa hiệp dựa trên tuyên bố năm 1956. Đối với Nhật Bản, Tokyo muốn đòi về phần lãnh thổ lớn hơn (Etorofu và Kunashiri chiếm 93% diện tích đất của các đảo tranh chấp).
Đối với Nga, quan trọng nhất là sẽ không có bất cứ căn cứ quân sự của Mỹ nào được đặt trên Shikotan và Habomai, điều mà ông Abe đã hứa với ông Putin nhưng lại không thể loại bỏ hoàn toàn vì các cam kết hiện tại của Nhật Bản với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, trả bất kỳ hòn đảo nào bị Liên Xô tịch thu trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II, không nhận được nhiều sự ủng hộ ở Nga ngày nay. Nhiều lần các cuộc thăm dò liên tục chỉ ra rằng 70% đến 90% người Nga từ chối việc bàn giao.
Người tiền nhiệm của Tổng thống Putin, ông Boris Yeltsin đã ở gần với việc trả lại một số phần lãnh thổ cho Nhật Bản, nhưng cuối cùng ông Yeltsin vẫn lùi lại do sợ một phản ứng dữ dội trong nước.
Bây giờ, cả ông Abe và ông Putin thực sự muốn thực hiện thỏa thuận này.
Nếu tiếp tục đắc cử vào năm 2021, ông Abe sẽ là thủ tướng Nhật Bản phục vụ lâu nhất. Nhưng tăng trưởng kinh tế, được thúc đẩy bởi các chính sách kích thích hào phóng của ông, đã bắt đầu chậm lại và nhiệm kỳ của ông không còn được đảm bảo.
Rõ ràng, ông Abe cần một chiến thắng quan trọng để duy trì quyền lực và đảm bảo vị trí của mình trong lịch sử. Một thỏa thuận với Nga dù phải đối mặt với vô số chỉ trích trong nước, vẫn có thể được coi là một chiến thắng như vậy khi mà cử tri Nhật Bản cởi mở hơn rất nhiều trong vấn đề thỏa hiệp với người Nga.
Trong khi, lợi ích của Nga vừa mang tính kinh tế vừa địa chính trị. Một thỏa thuận với Nhật Bản có khả năng sẽ mở ra dòng chảy đầu tư của Nhật Bản vào vùng Viễn Đông, vùng lãnh thổ rộng lớn, kém phát triển, nơi Nga cần tạo đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Các hòn đảo tranh chấp với Nga luôn là chủ đề nóng tại Nhật Bản
Cải thiện quan hệ với Nhật Bản cũng sẽ giải pháp thay thế hợp tác với phương Tây. Giờ đây, Putin đã biết cách làm suy yếu các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và châu Âu, do vậy Mát-cơ-va rất sốt sắng thắt chặt các quan hệ đối tác ở Trung Đông và châu Á.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là khách hàng tiềm năng của khí đốt Nga, nhưng các dự án không thể xây dựng hệ thống phân phối mà không có một hiệp ước hòa bình.
Putin đang chơi “trò chơi cổ phần”. Shikotan và Habomai với hơn 100 dặm vuông đất khắc nghiệt với dân số khoảng 2.000 người không phải là một mất mát lớn.
Điều này không có nghĩa là Nga sẽ không nhận được món hời nào từ các hòn đảo này. Hôm chủ nhật, thư ký báo chí Dmitry Peskov cho biết, “việc chấp nhận tuyên bố năm 1956 không có nghĩa là chuyển giao bất kỳ vùng lãnh thổ nào”.
Khả năng Nga sẽ thảo luận bàn giao đảo mà không mất chủ quyền, trên cơ sở hợp đồng thuê hoặc một thỏa thuận quản trị chung. Điều này đảm bảo chắc chắn Mỹ sẽ tránh xa các hòn đảo, đồng thời Nga sẽ nhận được một số dự án đầu tư của Nhật Bản và các thỏa thuận về năng lượng theo hiệp ước hòa bình.
Thủ tướng Nhật Bản đã đồng ý tăng tốc các cuộc đàm phán, đây có thể sẽ lại là một “cú đúp” nữa cả về kinh tế và chính trị của ông Putin.
Theo Baodatviet