Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngân hàng Thế giới dự kiến, năm 2022 GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5%

Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Chiều ngày 8/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức buổi công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8 năm 2022 với tựa đề “Giáo dục để tăng trưởng”.

Theo đó, báo cáo đề cập tới những diễn biến mới nhất của nền kinh tế Việt Nam, đưa ra những dự báo về triển vọng ngắn hạn và trung hạn của nền kinh tế; cũng như những nhận định về rủi ro nội tại và bên ngoài liên quan đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. WB dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: WB Việt Nam
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: WB Việt Nam.

Cũng trong báo cáo này, nội dung "Giáo dục để tăng trưởng" được đặc biệt nhấn mạnh. Để trả lời cho câu hỏi Việt Nam cần những chuyển đổi gì trong giáo dục đại học để tạo ra lực lương lao động có kỹ năng và trình độ giúp Việt Nam chuyển đổi thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Bà Carolyn  Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ghi nhận rằng: “Môi trường kinh tế toàn cầu đang trở nên thách thức hơn sau hai năm khủng hoảng của đại dịch COVID-19. Các cú sốc kinh tế mới đang làm gia tăng bất định và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu”.

Cụ thể như cuộc chiến của Nga và Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia và dấy lên nỗi ám ảnh về lạm phát tại các quốc gia phát triển, dẫn đến điều kiện huy động vốn thắt chặt trên các thị trường tài chính toàn cầu hay việc kiểm soát sự lây lan biến thể Omicron của COVID-19 tại Trung Quốc khiến cho triển vọng tăng trưởng yếu đi và làm gián đoạn các chuỗi giá trị toàn cầu... , khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 hiện được dự báo chỉ đạt 2,9%. Mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi căn cứ theo những tín hiệu có cơ sở đã được dự báo từ trước.

Dự kiến, GDP sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, khi các hoạt động kinh tế tiếp tục quay lại trạng thái bình thường.

Theo bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận định, bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định gia tăng gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên lộ trình phục hồi.

Quá trình phục hồi của khu vực dịch vụ, đến nay vẫn đi sau - dự kiến sẽ được đẩy mạnh do người tiêu dùng trong nước tăng chi tiêu để thỏa mãi các nhu cầu bị dồn nén và số lượt khách du lịch quốc tế phục hồi.

Trong khi đó, sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ chững lại do sức cầu bên ngoài yếu đi. Lạm phát được dự báo sẽ tăng đến 4% vào năm 2023, trước khi chững lại còn 3,3% trong năm 2024, khi các cú sốc về cung tiêu tan.

Về kinh tế đối ngoại, tài khoản vãng lai dự kiến quay lại mức thặng dư nhỏ (0,2 - 0,6% GDP) trong trung hạn nhờ xuất khẩu hàng hóa vẫn đứng vững, du lịch quốc tế phục hồi và nguồn kiều hối dồi dào.

Để nền kinh tế Việt Nam duy trì được triển vọng tích cực trước sự gia tăng của rất nhiều rủi ro hiện hữu như giá cả hàng hóa thế giới, nhất là giá năng lượng đẩy nguy cơ lạm phát lên cao, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tài chính khi chính sách tiền tệ tiếp tục có được nới lỏng và chính sách tài khóa lại đi theo hướng thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2022..., các cấp có thẩm quyền phải chủ động có những biện pháp và chính sách để cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục chính sách hỗ trợ nhằm củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính đang phát sinh.

Báo cáo của WB cũng ghi nhận, trước những rủi ro về lạm phát gia tăng đòi hỏi phải có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn và rủi ro tài chính phát sinh cũng cần được chủ động quản lý để nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần tăng cường chiều sâu những cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ cho tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, giúp cho nền kinh tế phát triển bao trùm hơn với khả năng chống chịu cao hơn.

Cải cách tài khóa cần tập trung vào ổn định huy động thu thông qua cải cách chính sách thuế và nâng cao hiệu suất chi tiêu nhằm mở rộng dư địa tài khóa để chi cho các mục tiêu xã hội, khí hậu và các mục tiêu phát triển khác của Việt Nam.

Khuyến khích tăng đầu tư công và đầu tư tư nhân cho thích ứng khí hậu, bao gồm tại các khu vực quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long là cách để giúp nền kinh tế Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu. Song song với đó là chính sách hướng tới mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam - bao gồm phát triển năng lượng tái tạo và định giá carbon, qua đó cũng có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường về công nghệ và sản phẩm xanh đang phát triển.

Sau 2 năm giãn cách xã hội nghiêm ngặt, GDP sụt giảm mạnh vào quý  III/2021 khiến nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại từ mùa thu năm 2021 nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao tạo điều kiện cho quốc gia mở cửa lại.

Đến cuối tháng 12/2021, khoảng 80% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ, các biện pháp hạn chế đi lại dần được gỡ bỏ. Nhờ vậy, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, tăng trưởng với tốc độ 5,2% trong quý IV/2021,  5,1% trong quý I/2022 và 7,7% trong quý II/2022.

Mặc dù quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, nhưng chưa đầy đủ và đồng đều, khi tổng sản lượng vẫn thấp hơn xu hướng thời kỳ trước  khi có COVID-19 đến 3,8%; đặc biệt, các ngành dịch vụ mới chỉ đang phục hồi.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.