Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngân sách tiếp tục thâm hụt cao

Chiều 16/1 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2016.Theo VEPR, ngân sách năm 2016 tiếp tục là một điểm hạn chế của kinh tế Việt Nam.

THCL - Chiều 16/1 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2016. Theo VEPR, ngân sách năm 2016 tiếp tục là một điểm hạn chế của kinh tế Việt Nam.

Số liệu ước tính của Bộ Tài chính, bội chi ngân sách dù giảm so với năm 2015, nhưng vẫn còn vượt xa mức kế hoạch đưa ra hồi đầu năm. Theo đó, bội chi ngân sách năm 2016 ước tính ở mức 5,64% GDP, tương đương 254 nghìn tỷ đồng.

Thu ngân sách ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng và bằng 102,4% so với dự toán. Trong khi đó, chi ngân sách lên tới 1.293 nghìn tỷ đồng, tương đương 106,3% dự toán.

Ngân sách tiếp tục thâm hụt cao - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo báo cáo của VEPR, quý 4/2016 tiếp tục chứng kiến những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, sau nửa đầu năm suy giảm mạnh. Tăng trưởng đạt 6,68%, cao hơn so với mức 6,56% của quý 3, dù vẫn thấp hơn so cùng kỳ các năm trước (năm 2014 là 6,96%, năm 2015 là 7,01%). Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% của năm 2015 và mục tiêu 6,3-6,5% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016. 

Về lạm phát, báo cáo cho thấy lạm phát quý 4 tăng mạnh sau các đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giá xăng dầu. Theo đó, lạm phát cuối năm tăng 4,74% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lạm phát cơ bản vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong suốt quý 4 và cả năm 2016. 

Cũng theo VEPR, đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại 15 tỉnh thành trong tháng 10/2016 khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,83%. Trước lo ngại giá cả có thể tăng trong những tháng cuối năm, liên bộ Y tế - Tài chính đã quyết định hoãn hai đợt tăng giá dịch vụ y tế tại những địa phương còn lại trong hai tháng cuối năm. Tính tới cuối năm 2016, chỉ số giá nhóm hàng dịch vụ y tế đã tăng 77,57% so với cuối năm 2015, đóng góp tới 2,7% trong mức tăng CPI. 

Trong khi đó, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm đã tăng nhẹ theo xu hướng tăng giá thế giới và nhu cầu tăng lên trong những tháng cuối năm. Chỉ số giá nhóm hàng lương thực và thực phẩm của Việt Nam trong tháng 12 lần lượt tăng 2,57% và 3,34% so với mức mức giảm 1,65% và tăng 1,47% tương ứng của hai nhóm hàng này cùng kỳ năm 2015. 

Nhận định tại Tọa đàm, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, dù lạm phát 2016 đạt mục tiêu nhưng lại đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong năm 2017. “Đầu năm chúng ta cho rằng hoàn toàn có thể yên tâm để thực hiện mục tiêu lạm phát 5%, nhưng gần cuối năm nhận thấy khả năng có thể tăng cao nên Nhà nước đã phải có sự điều chỉnh trong kế hoạch tăng giá dịch vụ y tế, vì thế năm 2017 chúng ta cần thận trọng”, ông Thành nói. 

Ông Thành cho rằng, năm 2016 dù đạt được mục tiêu lạm phát dưới 5% do Quốc hội đặt ra, nhưng cơ quan điều hành vẫn cần phải theo sát diễn biến giá cả trong thời gian tới. Nguy cơ lạm phát vượt mức 5% là hoàn toàn có thể, khi mà các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công là không thể tránh khỏi trong năm 2017”, ông Nguyễn Đức Thành nhận định. 

Phân tích về những nguyên nhân dẫn tới điều này, ông Thành cho biết, nhu cầu hàng hóa theo chu kỳ sẽ tăng trong những tháng giáp Tết Nguyên đán có thể đẩy chỉ số giá tăng, đặc biệt đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Đồng thời, năm 2017, giá năng lượng được dự báo sẽ tăng trở lại sau khi các nước xuất khẩu dầu lớn, cả trong và ngoài khối OPEC, đều đã đạt được những đồng thuận về cắt giảm sản lượng.

VEPR dự báo, tăng trưởng kinh tế quý I/2017 đạt 5,8%, lạm phát 5,8%; quý II tăng trưởng 6,2%, lạm phát 5,8%; quý III tăng trưởng 6,6%, lạm phát 6,2%; quý IV tăng trưởng 6,7%, lạm phát 5,9%. Cả năm dự báo tăng trưởng 6,4%, lạm phát chưa xác định.

 Hoan Nguyễn

 

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 19/5: Trụ ở mốc 104,5
Tỷ giá USD hôm nay 19/5: Trụ ở mốc 104,5

Tỷ giá USD hôm nay 19/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 32 đồng, hiện ở mức: 24.239 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,76%, xuống mức 104,50.

Giá cà phê hôm nay, 19/5: Cà phê trong nước tiếp tục tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 19/5: Cà phê trong nước tiếp tục tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg

Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 103.800 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 104.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Ghi nhận tuần tăng
Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Ghi nhận tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay 19/5, giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng tốc. Giá dầu chịu tác động lớn bởi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc và Mỹ cũng như dự báo nhu cầu dầu thế giới của OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: ‘Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong’
Chủ tịch Hồ Chí Minh: ‘Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong’

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), nói về việc rèn luyện đạo đức cách mạng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải bền bỉ hằng ngày rèn luyện đạo đức cách mạng, như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Giá heo hơi hôm nay 19/5: Giao dịch trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 19/5: Giao dịch trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg

Giá giao dịch heo hơi tuần qua tăng cao nhất 3.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 19/5: Vàng SJC tiếp đà tăng “phi mã” vượt mốc 90 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 19/5: Vàng SJC tiếp đà tăng “phi mã” vượt mốc 90 triệu đồng/lượng

Vàng đã vượt qua mức 2.400 USD/ounce vào ngày chốt phiên giao dịch tuần, lập kỷ lục mới. Trong nước, Vàng SJC tiếp đà tăng “phi mã” vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.