Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 30 tỷ USD năm 2017

Dự báo, ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 31,3 tỷ USD cho cả năm 2017 với mức tăng trưởng gần 11% so với năm ngoái, đóng góp 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; ngành này đang giải quyết việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động.

Theo thông tin từ buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Tập đoàn Dệt may Việt, trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành nói trên, dự báo riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đóng góp gần 3 tỷ USD.

Theo Vinatex, những tín hiệu tốt cho ngành dệt may là riêng trong quý I/2017 xuất khẩu toàn ngành đạt kim ngạch 6,75 tỷ USD, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu dệt may đi các thị trường lớn như Mỹ, EU tăng xấp xỉ 6,4%, các thị trường mới như Nga tăng đến 11,5%, Thái Lan tăng 17%, Indonesia tăng 11%, Singapore tăng 38%, Lào tăng gần 25%, Campuchia tăng 36% và Myanmar tăng 5%, Hàn Quốc tăng 14%…

Về mặt hàng xuất khẩu, hiện những mặt hàng truyền thống như áo thun, quần tiếp tục tăng trưởng tốt. Một số mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao như đồ bơi tăng 29%, quần áo mưa tăng 41%, quần áo gió tăng 18 lần và khăn tăng 31%.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ 41 dự án đang đầu tư với tổng số vốn 5.500 tỷ đồng, đẩy mạnh cổ phần hóa, tạo chuỗi giá trị sản phẩm, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh cải cách hành chính.

Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện nghiêm việc thoái vốn sâu, nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối trong lĩnh vực dệt may.

Ngành dệt may sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 30 tỷ USD năm 2017 - Hình 1

Việt Nam là một trong 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới

Báo cáo với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam Trần Quang Nghị cam kết sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm nay, tăng 9% so với con số 2,78 tỷ USD theo kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2016.

Vinatex nhận định rằng kết quả trên là do Việt Nam chủ động tiếp cận, tận dụng và khai thác những hiệp định thương mại song phương và đa phương mới, trong đó phần lớn đến từ Liên minh Kinh tế Á - Âu và cộng đồng kinh tế ASEAN.

Tuy nhiên Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định hiện vẫn tồn tại những thách thức lớn với ngành dệt may, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh nặng ký, trong khi chỉ có một số doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và thị phần cũng không nhiều.

Chưa kể, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chưa phát triển, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí đầu vào cao, lãi suất cho vay cao so với khu vực…

Ông Lê Tiến Trưởng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của các nước khác trong bối cảnh khách hàng không chỉ đòi hỏi về chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng mà còn đưa ra yêu cầu cao hơn về điều kiện bảo vệ môi trường khi ký các đơn hàng xuất khẩu.

Ông Mai Tiến Dũng nêu kinh nghiệm của các doanh nghiệp như May Nhà Bè, Việt Tiến, May 10, Phong Phú để chứng minh việc nếu không cổ phần hóa thì không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, không thể chinh phục các thị trường khó tính, không thể thu hút đầu tư, không thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cao.

Theo đó, để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải bám theo bốn giá trị cốt lõi để đầu tư phát triển gồm năng suất, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Năm 2016, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 28,3 ty USD, với tỷ trọng nội địa hóa đạt trên 50% và là một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1
Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1

Ngành Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại nhiều cảng hàng không, sân bay trong dịp lễ 30/4-1/5.

Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành
Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024 về điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Đề xuất 2 phương án mức tiền phạt cọc, trường hợp không phạt cọc
Đề xuất 2 phương án mức tiền phạt cọc, trường hợp không phạt cọc

Tòa án nhân dân tối cao đề xuất 2 phương án mức tiền phạt cọc, trường hợp không phạt cọc.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng
Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng

Huyện Yên Phong vừa ban hành Kế hoạch mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn huyện.

Công ty CP Phân bón Miền Nam: Phấn đấu doanh thu 1.620 tỷ đồng năm 2024
Công ty CP Phân bón Miền Nam: Phấn đấu doanh thu 1.620 tỷ đồng năm 2024

Công ty CP Phân bón Miền Nam vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại Đại hội, Công ty phấn đấu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.620 tỷ đồng; chi trả cổ tức không thấp hơn thực hiện năm 2023...