Ngành dệt may Việt Nam lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD/tháng
Trong 08 tháng vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua.
"Xuất khẩu hàng dệt may trong ba tháng trở lại đây (tháng 6, 7, 8) đều tăng tốt, lập đỉnh liên tiếp và lần đầu tiên xuất khẩu đạt mốc 4 tỷ USD vào tháng 8/2022. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng Tám đạt 4 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng 7/2022. Tính đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu hàng dệt may đạt 26,28 tỷ USD, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng", Tổng cục Hải quan phân tích.
Đáng mừng là 8 tháng qua, một số thị trường chủ lực về dệt may của Việt Nam đều có mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,88 tỷ USD, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỷ USD; sang EU đạt 3,02 tỷ USD, tăng 41,1%, tương ứng tăng 879 triệu USD; Nhật Bản đạt 2,54 tỷ USD, tăng 22%, tương ứng tăng 458 triệu USD; Hàn Quốc đạt 2,14 tỷ USD, tăng 20,5%, tương ứng tăng 365 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.
Điểm đặc biệt, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tất cả nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may là khoảng 13 tỷ USD (sau khi loại trừ khoảng trên 1,5 tỷ USD phụ liệu cho ngành giày da).

Như vậy, ngành dệt may Việt Nam đã tạo ra 17 tỷ USD, thặng dư thương mại từ xuất khẩu và trong số này chỉ có khoảng 6,5 tỷ USD là tiền lương cho người lao động còn lại là gần 11 tỷ USD là việc mua các nguồn nguyên liệu, phụ liệu ở trong nước.
Chính vì thế, nửa đầu năm nay, ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao. Đây là phản ứng tích cực từ chính sách, trong đó có việc vừa mở cửa, vừa có chính sách hỗ trợ để người lao động quay trở lại doanh nghiệp nhanh nhất, phục hồi thị trường lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Tiến Trường chia sẻ, nhờ chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi doanh nghiệp phải đóng cửa phòng chống dịch; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà khi người lao động quay trở lại sản xuất… các ngành xuất khẩu, trong đó có dệt may đã thu được lợi ích, thể hiện rõ nét trong hiệu quả sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng cao, tiếp tục cải thiện thị phần và chất lượng tăng trưởng.
Tuy nhiên, đến nay, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng.
Hiện các nước cũng đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ… Trong khi đó, cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao.
Theo đánh giá, trong nửa đầu năm, kinh tế Mỹ lạm phát lên tới 9% so với tháng 6/2021, nhưng giá hàng hóa dệt may lại giảm giá 9%. Hàng hóa tồn kho tăng rất cao.
“Có thể thấy, nếu trong 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng ngành dệt may có thể xuất được 3,7 đến 3,8 tỷ USD thì dự kiến 4 tháng cuối năm chỉ xuất được 3,1 đến 3,2 tỷ USD,” lãnh đạo Vinatex cho biết.
Để hỗ trợ cho ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường kiến nghị cơ quan chức năng một số giải pháp, trong đó xem xét việc mua hàng trong nước để làm xuất khẩu thì tiến hành hậu kiểm, đồng thời không bắt nộp trước VAT và thuế nhập khẩu để tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa.

Trường hợp 2, đối với những ngành hàng vẫn có đơn hàng thì room tín dụng đối với vay ngắn hạn rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, trong khi hiện nay tất cả khách hàng trên thế giới đều giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày trước đây lên 120 đến 150 ngày.
“Riêng chuyện giãn thời gian đã làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, chưa kể chúng ta muốn làm giao hàng FOB nhiều, vốn lưu động tăng nhưng room lại không có khiến doanh nghiệp rất hạn chế năng lực và cơ hội sản xuất kinh doanh,” ông Trường nói.
Đối với trung hạn, Vinatex xác định đầu tư đổi mới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, song đây là suất đầu tư lớn, khi đưa vào vận hành thì chi phí cũng rất cao.
Vì vậy, đại diện Vinatex mong muốn, các ngành xuất khẩu đang đem lại thặng dư tương đối tốt, có sử dụng nguồn lao động lớn, có giá trị gia tăng ở trong nước đạt trên 50% cần được quan tâm xem xét một cách riêng biệt để củng cố năng lực cho khu vực này, vừa tạo dựng việc làm, vừa mang lại thặng dư và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới./.
Theo Vietnam+
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ, phát hiện gần 5.000 con gà con giống nhập lậu
Theo thông tin từ Công an huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, lực lượng chức năng trên địa bàn huyện Lộc Bình vừa phát hiện, thu giữ gần 5.000 con gà con giống nhập lậu trong một nhà kho tại tại thôn Quân Phát, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình.
Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2023 tăng 6,43%
Thông tin từ UBND tỉnh Long An, hoạt động sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2023 phục hồi tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,43%.
Dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần và 723 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
Sáng 04/10 (tức 20-8 năm Quý Mão 2023), tại di tích lịch sử - văn hóa Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định và Đền Thiên Trường thuộc Khu Di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần và 723 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (20-8-1300 - 20-8-2023 âm lịch).
Kết luận số 62 của Bộ Chính trị về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Xem xét báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", thay mặt Bộ Chính trị Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Lào Cai đón lượng khách du lịch cao kỷ lục
Trong 9 tháng năm 2023, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt trên 6 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch của Lào Cai đạt khoảng 18.563 tỷ đồng. Đây là số lượng khách du lịch đến địa phương được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã triển khai hỗ trợ 43 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, với tổng kinh phí 26 tỷ 800 triệu đồng.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh thương hiệu ACM - Tập đoàn Khoáng sản Á Cường
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á