Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc: Khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng trong thời gian qua, khiến cho ngành du lịch tiếp tục đối diện nguy cơ khó khăn do lượng du khách đến tỉnh giảm mạnh, khách hủy tour tăng dần từng ngày.

Từ chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và các hoạt động kích cầu, quảng bá du lịch, liên kết xúc tiến phát triển du lịch, từ tháng 5 trở lại đây, hoạt động du lịch trên địa bàn bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Tại các khu du lịch như Tam Đảo, Flamingo Đại Lải đã đạt 70 - 80%, dịp cuối tuần đạt 100% công suất phòng, thậm chí xảy ra hiện tượng “cháy phòng” khiến nhiều đoàn khách phải đăng ký trước hàng tuần. Thế nhưng sau khi Đà Nẵng xuất hiện ca bệnh đầu tiên vào cuối tháng 7, ngành du lịch lại bắt đầu “chao đảo” bởi khách hàng thì nhanh chóng đưa ra quyết định hủy tuor, hoãn tuor còn doanh nghiệp du lịch thì đau đầu với bài toán “hoàn tiền” để giữ uy tín dù biết sẽ bị tổn thất nặng nề.

Tại thị trấn Tam Đảo, từ cuối tháng 4/2020 đến nay hoạt động du lịch vẫn diễn ra bình thường nhưng từ cuối tháng 7 khi dịch bệnh tái phát, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thắt chặt nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và du khách. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, địa phương đã yêu cầu các hộ kinh doanh, doanh nghiệp dừng mọi hoạt động karaoke, vũ trường; thường xuyên tuyên truyền, yêu cầu chủ các nhà hàng, cơ sở kinh doanh lưu trú có trách nhiệm nhắc nhở du khách đeo khẩu trang, bố trí nước sát khuẩn, thực hiện đo thân nhiệt và khai báo y tế đối với các du khách. Tuy nhiên, do lo ngại dịch Covid-19, nhiều đoàn khách đã báo huỷ lịch đặt phòng, hủy tuor khiến lượng khách đến Tam Đảo những ngày gần đây giảm khoảng 90%. Chưa tính toán đến doanh thu bị sụt giảm, trước mắt, các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống đang chịu thiệt hại lớn do phải chuẩn bị nguồn thực phẩm từ trước nhưng đến đến sát ngày các đoàn mới báo hoãn, hủy.

Ảnh minh họaẢnh minh họaChị Hương, quản lý một khách sạn gần khu vực nhà thờ thị trấn Tam Đảo cho biết: "Theo kế hoạch, ngày 8 - 9/8, khách sạn sẽ đón đoàn khách gần 100 người, công tác chuẩn bị phòng, thực phẩm và các chương trình vui chơi đã sẵn sàng nhưng chỉ còn cách 2 ngày khách gọi điện báo hoãn khiến chúng tôi phải vận động nhân viên, người thân tiêu thụ giúp một phần thực phẩm với giá rẻ hơn so với mức mua vào".

Nhưng có lẽ, chịu tổn thất nặng nề nhất khi dịch Covid-19 tái phát phải kể đến các doanh nghiệp lữ hành. Ngay sau khi Đà Nẵng bị khoanh vùng dịch, hàng trăm tour du lịch bị hủy, hoãn, thậm chí cả những tour đến các địa phương chưa công bố dịch. Khi hủy tour, đa số khách hàng yêu cầu công ty lữ hành hoàn tiền 100%, chỉ một bộ phận nhỏ đồng ý hoãn, bảo lưu chuyến đi vào thời gian thích hợp. Điều này đã ảnh hưởng và gây áp lực không hề nhỏ cho các doanh nghiệp bởi thực tế, doanh nghiệp không thể hoàn tiền 100% ngay cho khách hàng, khi trước đó họ đã phải thanh toán tiền cọc cho các đối tác cung cấp dịch vụ và tiền vé máy bay. Trong khi đó, tại một số địa phương trong cả nước đến thời điểm hiện tại chưa bị khoanh vùng dịch, rất khó để tiến hành các thủ tục hoàn, hủy. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng cũng như hướng tới sự hợp tác, gắn bó lâu dài, nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng tìm mọi cách để hoàn tiền cho du khách, xem như đó là giải pháp “dĩ hòa vi quý”, gìn giữ thương hiệu doanh nghiệp.

Anh Tạ Đình Tùng, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty TNHH Du lịch quốc tế Thanh Long cho biết: "Năm nay, giáo viên và học sinh được nghỉ hè muộn hơn so với những năm trước nên số lượng các đoàn khách du lịch đặt tour đông nhất vào cuối tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 8. Nhưng thay vì chuẩn bị cho các tour, tuyến du lịch nội địa khởi hành, từ cuối tháng 7 đến nay, công ty liên tục nhận cuộc gọi báo hủy tuor còn máy điện thoại của nhân viên lúc nào cũng hoạt động hết công suất bởi liên tục phải đàm phán, thương lượng với khách hàng việc đổi địa điểm, hoàn tiền vé máy bay, phòng khách sạn... Do dịch bùng phát đúng đợt cao điểm du lịch nên chỉ trong 2 tuần qua, công ty đã mất 76 hợp đồng với doanh số khoảng 12 - 15 tỷ đồng. Mặc dù các hãng hàng không quy định từ 3 - 6 tháng mới trả tiền hoàn vé đối với các địa phương thực hiện giãn cách nhưng để giải quyết tình thế nhằm giữ uy tín với khách hàng, công ty đã phải ứng tiền và vay lãi bên ngoài trả trước cho khách hàng số tiền trên 3,2 tỷ đồng. Còn đối với các địa phương vẫn mở cửa du lịch, du khách chỉ được phép lùi dịch vụ, còn hoàn hủy là mất hết chi phí vé, phòng khách sạn nên chúng tôi phải liên tục động viên, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi lịch trình, thời gian thích hợp. Công việc thì nhiều, lại áp lực nhưng do không có tuor, để giảm bớt gánh nặng kinh tế, hiện công ty đã phải cho 70% nhân viên nghỉ việc không hỗ trợ lương."

Đồng cảnh ngộ, nhiều doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng đang đau đầu tìm lời giải cho bài toán hủy tuor. Năm nay, số lượng các tour đăng ký đi Đà Nẵng chiếm đến 60%, sau đó là Nha Trang và Quy Nhơn. Tuy nhiên, lo sợ dịch Covid-19, ngay đến các tour gần như Sầm Sơn, Hạ Long… cũng bị các đoàn khách du lịch báo hủy, trong khi nhiều khách sạn không hoàn tiền đặt cọc mà chỉ chấp nhận bảo lưu khiến các doanh nghiệp lữ hành phải bỏ tiền túi đền cho khách. Khi được hỏi, các doanh nghiệp du lịch đều cho rằng điều cần nhất lúc này là được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và thuế, trong đó, quan trọng nhất là nguồn vốn để tồn tại vì tiếp cận được các nguồn vốn vay rất khó khăn, hiện nhiều doanh nghiệp đã phải cho nghỉ việc không lương tới 60 - 80% nhân sự.

Được biết, ngay từ cuối tháng 7/2020, Tổng cục Du lịch đã có Văn bản 982 về việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch trước diễn biến của dịch Covid-19 đề nghị các địa phương nghiêm túc quán triệt đến doanh nghiệp và khách du lịch về việc cập nhật tình hình dịch bệnh, cũng như chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch; duy trì hoạt động thường xuyên đường dây nóng kết nối với doanh nghiệp và khách du lịch, qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình, tiếp nhận thông tin, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và du khách. Đồng thời, chủ động vận động, tuyên truyền khách du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn trong việc hoãn, hủy, đổi chương trình du lịch đã ký kết do tác động của dịch bệnh...

Tại tỉnh ta, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5876 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh kích hoạt lại các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện tạm dừng các hoạt động karaoke, vũ trường, massage, quán bar, các lễ hội tập trung đông người trên địa bàn tỉnh từ 0 giờ ngày 3/8/2020 cho đến khi có thông báo mới; các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch vẫn hoạt động bình thường nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Tuy nhiên, với ngành du lịch vốn dĩ chưa có được sự phục hồi vững chắc sau thời gian dài “ngủ đông” vì dịch bệnh, thì sức đề kháng lần này càng yếu và chắc chắn sẽ chịu tác động và tổn thất nặng nề hơn. Hơn lúc nào hết, song song với dồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh rất cần sự chung sức, đồng lòng của các cấp, ngành và người dân cùng cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực vượt khó trước nguy cơ đóng băng trở lại vì dịch bệnh.

Phượng- Sơn

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.