Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành Hải quan hoàn thiện nhiều chính sách, đề án lớn

Nhiều chính sách, đề án mới đã được Tổng cục Hải quan hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngành Hải quan vẫn bám sát thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâmNgành Hải quan vẫn bám sát thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm

Trong Quý I/2020, Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Nghị định thay thế Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Nghị định 45/2016/NĐ-CP; Nghị định hướng dẫn chế độ tạm quản theo Công ước Istanbul; Thông tư 13/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2015/TT-BTC.

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đối với các đề án đã trình Chính phủ như: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2016/NĐ-CP; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 167/2016/NĐ-CP; Đề án Nghị định về hàng hóa quá cảnh theo hệ thống quá cảnh ASEAN-ACTS.

Đáng chú ý, trong quý I/2020, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực xây dựng và hoàn thiện Đề án Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 13/11/2019 theo hướng: Cơ quan Hải quan là đầu mối kiểm tra chuyên ngành, chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả kiểm tra chuyên ngành; thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn do bộ chuyên ngành ban hành; chịu sự thanh tra, kiểm tra của các bộ chuyên ngành; quyết định của cơ quan Hải quan là quyết định cuối cùng và có giá trị pháp lý cao nhất; các bộ chuyên ngành ban hành danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn; các đơn vị chứng nhận sự phù hợp thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan Hải quan… đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của cơ quan Hải quan, quy định của pháp luật cũng như thông lệ quốc tế.

Trong quý II/2020, công tác xây dựng chính sách và đề án tiếp tục tập trung cao độ, khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thầm quyền phê duyệt. Nghị định thay thế Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

Bên cạnh đó, các Thông tư quan trọng cũng sẽ được hoàn thiện như: Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính; Thông tư thay thế Thông tư 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011; Thông tư hướng dẫn Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan.

Tích cực phối hợp, đôn đốc, bám sát đẩy nhanh tiến độ đối với các đề án đã trình Chính phủ như: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2016/NĐ-CP; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2016/NĐ-CP; Đề án Nghị định về hàng hóa quá cảnh theo hệ thống quá ảnh hải quan ASEAN-ACTS.

Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ hải quan triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sửa đổi, bổ sung Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015; Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ; Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra thực tế hàng hóa…

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành; thu hẹp và chuẩn hóa Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; áp dụng quản lý rủi ro, chuyển từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan; rà soát và cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành…

PV

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.