Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành sản xuất da giày: Tập trung cao độ cho những tháng cuối năm

Mặc dù trong 8 tháng đầu năm, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, việc định vị lại chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian tới có thể giúp ngành nâng cao thị phần.

Thị trường xuất khẩu sụt giảm

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tháng 8 tăng 2,9% so với tháng 7, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ; lũy kế 8 tháng năm 2020 giảm 4,3%.

Ngành da giày dồn sức cho những tháng cuối nămNgành da giày dồn sức cho những tháng cuối năm

Nằm trong tình trạng trên, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 8 tháng đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Gần như chắc chắn ngành da giày, túi xách Việt Nam sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra là đạt kim ngạch xuất khẩu 24 tỷ USD trong năm nay.

Những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức đều giảm nhập so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, Mỹ dẫn đầu về tiêu thụ giày dép Việt Nam với kim ngạch 3,43 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước và giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đứng thứ hai là Trung Quốc, chiếm 12% thị phần, có kim ngạch đạt 1,14 tỷ USD, giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường theo sau là Bỉ với kim ngạch 554 triệu USD, giảm 17%; Nhật Bản: 552 triệu USD, giảm 2%; Đức: 505 triệu USD, giảm trên 10%.

Hầu hết thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam đều bị sụt giảm, trong đó thị trường Đan Mạch giảm mạnh nhất tới gần 64%, chỉ đạt 6,2 triệu USD.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso), nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã được nối lại nhưng sản phẩm lại bí đầu ra, không tiêu thụ được khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng sản xuất sụt giảm 40-50%, chạy đơn hàng theo từng tháng. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra dành cho xuất khẩu nên rất khó tiêu thụ tại thị trường trong nước do giá thành cao.

Tập trung đẩy mạnh liên kết

Xuất khẩu khó khăn, việc quay lại thị trường nội địa cũng không hề dễ dàng với các doanh nghiệp ngành da giày. Nhìn nhận thực trạng trên, theo Lefaso, thị trường xuất khẩu sụt giảm tới 60-70%. Một số doanh nghiệp quay vào sản xuất hàng cho thị trường nội địa nhưng năng lực cung của toàn ngành là quá lớn, lên tới trên 1,1 tỷ đôi giày và gần 400 triệu ba lô túi xách.

Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và EU. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020.

Tuy vậy, để có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định này nhằm gia tăng xuất khẩu cũng không hề dễ dàng. Theo Lefaso, trong tổng giá trị xuất khẩu hiện nay, ngành da giày chỉ hưởng 35-40% giá trị, trong đó 25-30% dùng để trả chi phí nhân công, 5% là chi phí giao nhận ngoại thương. Vì vậy, phần giá trị thực tế mà doanh nghiệp trong ngành nhận được là rất ít.

Thực tế cho thấy, toàn ngành da giày, túi xách Việt Nam với hơn 1.700 doanh nghiệp thì có tới 85% doanh nghiệp hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu. Do đó, các doanh nghiệp da giày cần xây dựng thành công chuỗi sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu đồng bộ, nhằm tận dụng được "cơ hội vàng" để phát triển.

Một số doanh nghiệp da giày bày tỏ, thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành cần đẩy mạnh liên kết với nhau, tạo thành chuỗi sản xuất. Công ty giày Viễn Thịnh hiện đã làm được đế, gót, đinh và sườn giày. Vì vậy, công ty mong muốn được hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác trong ngành để không phải phụ thuộc quá nhiều vào vật tư nguyên liệu từ bên ngoài.

Lefaso thông tin thêm, ngành da giày cũng sẽ có cơ hội từ việc định vị lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, thị phần trên thế giới của Trung Quốc từ mức 60-70% sẽ giảm xuống còn khoảng 45-50%. Việt Nam cùng các quốc gia khác sẽ cân bằng tỷ lệ còn lại này, trong đó có Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Myanmar, Bangladesh và Campuchia.

Ông Diệp Thành Kiệt- Phó Chủ tịch Lefaso cho rằng, vẫn có những cơ sở lạc quan trong những tháng cuối năm, dù đơn hàng từ các nước bị giảm sút nặng nề, nhưng khách hàng vẫn cần tìm kiếm quốc gia an toàn, có thể sản xuất và giao hàng được.

“Do vậy, dù chúng ta rất chật vật để tìm giải pháp vượt qua khó khăn, nhưng nhờ vào thành quả kiểm soát được dịch của Chính phủ nên đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ giảm thấp hơn so với các quốc gia cạnh tranh khác”- ông Diệp Thành Kiệt nhìn nhận.

Thế Long

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt 1 hộ bán hàng vi phạm trên Tiktok
Xử phạt 1 hộ bán hàng vi phạm trên Tiktok

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh P.H.N với tổng số tiền phạt phải nộp vào ngân sách nhà nước là: 224.276.517 đồng với tổng trị giá hàng hóa vi phạm: 377.300.000 đồng.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024): Già Khầu - vang mãi chiến công năm xưa
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024): Già Khầu - vang mãi chiến công năm xưa

Một ngày cuối xuân năm đó, nhằm ngày Rằm, tôi đến thăm già Khầu. Bên ngôi nhà nhỏ thuộc Tổ 10B, phường Sơn Lộc (TX. Sơn Tây - Hà Nội), cách Trường Sỹ quan Pháo binh chừng 100 m, một ông già vóc dáng nhỏ bé, tóc bạc trắng đang khom lưng, mải mê chắt những mẻ cám vào máng cho lợn ăn. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phùng Văn Khầu.

THILOTRANS đẩy mạnh vận chuyển nông sản xuyên biên giới phục vụ khách hàng
THILOTRANS đẩy mạnh vận chuyển nông sản xuyên biên giới phục vụ khách hàng

Vừa qua, Tổng Công ty Vận tải đường bộ THILOGI (THILOTRANS) đã tiếp nhận và vận chuyển xuyên biên giới gần 2.000 tấn đường thành phẩm từ Attapeu (Lào) đến các tỉnh thành của Việt Nam cho khách hàng một cách an toàn, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mở rộng tiện ích ứng dụng VNeID
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mở rộng tiện ích ứng dụng VNeID

Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra sáng 24/4, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và đề xuất ban hành các quy định liên quan.

Trường nào có điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2024 thấp nhất?
Trường nào có điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2024 thấp nhất?

Hiện, có khoảng hơn 60 trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn lần thứ 4 trị giá 200 triệu USD
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn lần thứ 4 trị giá 200 triệu USD

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ tư của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.