Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 dự kiến giảm 15,5%

Theo ông Đỗ Xuân Lập, 2023 là một năm thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; một số doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa.

Đây là thông tin được ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đưa ra tại tọa đàm “Phát triển bền vững và những thách thức đặt ra cho ngành gỗ” do các hiệp hội ngành gỗ tổ chức chiều 21/12.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, 2023 là một năm thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; một số doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng của năm 2023 đạt 12,1 tỷ USD, tương đương 82,5% kim ngạch của năm 2022. Nếu đà xuất khẩu giữ ở mức như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2023 sẽ đạt từ 13,5 đến 14 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022.

“Mặc dù thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của một chuyên gia năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành. Bên cạnh các khó khăn về đầu ra thị trường, ngành đang đối mặt với một số vấn đề thời sự ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành. Đó là các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng có các quy định chặt chẽ hơn về tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Cụ thể, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) có hiệu lực từ cuối tháng 06/2023 quy định các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo tính hợp pháp và không gây mất rừng”, ông Đỗ Xuân Lập cho hay.

sssssssssss
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 dự kiến đạt từ 13,5 đến 14 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Cũng theo ông Lập, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5 - 2 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới, là gỗ có nguy cơ rủi ro về pháp lý, chiếm 30 - 40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới hình ảnh của toàn ngành gỗ Việt mà còn làm mất đi cơ hội trong việc sử dụng gỗ nhập khẩu rủi ro thấp và đặc biệt là nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc từ hàng triệu nông hộ.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình Chính sách, Thương mại và Tài chính Lâm nghiệp - Tổ chức Forest Trends cho biết, khoảng 77% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU là các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ (HS 9401 và HS 9403), gần 23% còn lại là các mặt hàng thuộc nhóm gỗ và bán nguyên liệu (HS 44).

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU giảm 32% so với cùng kỳ. Quy định EUDR của thị trường này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này. Theo ông Tô Xuân Phúc, EUDR đưa ra 2 yêu cầu cốt lõi để được lưu thông tại thị trường này là: không gây mất rừng và hợp pháp.

Các nhà mua tại EU đã và đang áp dụng nhiều tiêu chuẩn sản xuất và tiêu dùng bền vững tự nguyện đối với các sản phẩm gỗ, ví dụ các sản phẩm có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Đồng thời Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT); trong đó Việt Nam cam kết tất cả các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang EU là hợp pháp.

“Hiện Việt Nam đang tích cực nội luật hóa và xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp để kiểm soát toàn bộ chuỗi cung, bao gồm cả chuỗi cung nội địa và xuất khẩu. Theo EUDR, gỗ có chứng chỉ FLEGT nhìn chung đáp ứng được các yêu cầu của EUDR về tính hợp pháp”, ông Tô Xuân Phúc cho hay.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), băn khoăn về quy định mới EUDR không chỉ đến từ các nhà xuất khẩu mà còn đến từ các nhóm khách hàng (người mua hàng của EU). “Ở góc độ nhà cung cấp nguyên liệu, hiện các quốc gia đang rất khẩn trương chuẩn bị đáp ứng yêu cầu, như nguồn cung nguyên liệu từ thị trường Hoa Kỳ, các nhà cung cấp nguyên liệu rất tự tin trong việc chuẩn bị nguồn hàng”, ông Nguyễn Chánh Phương cho hay.

Những yêu cầu cụ thể của EUDR từ đó đặt ra những thách thức lớn cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Trong đó, việc xây dựng chính sách, hạ tầng thông tin, để từ đó người sản xuất biết số gỗ đó được sản xuất ở khu đất nào, có đáp ứng được yêu cầu của EUDR hay không? Việc nguồn gốc gỗ chứng minh ở Việt Nam đã khó, nhưng việc chứng minh ở nước nhập khẩu còn khó hơn.

Ông Đỗ Xuân Lập nhận định, thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành. Tăng trưởng ngành gỗ sẽ chậm, khoảng 10 - 12% so với những quý cuối năm 2023. Giải pháp trọng tâm nhất trong năm 2024 đó là tạo ra hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải.

Minh An(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay

Ngày 3/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải rà soát, kiểm tra giá vé máy bay, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử
Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu
Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1.500 sản phẩm thời trang mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, dép các loại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.

Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024
Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và Nhà nước.