Ngày 30/5, Hiệp định AfCFTA chính thức có hiệu lực
Hiệp định này được kỳ vọng tạo ra một châu lục không thuế quan, có khả năng phát triển doanh nghiệp địa phương, kích thích thương mại bên trong châu Phi, thúc đẩy công nghiệp hóa và tạo công ăn việc làm mới.
Ngày 30/5/2019, Khu vực Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) sẽ chính thức có hiện thực. Hiệp định tạo ra một khu vực thương mại tự do bao trùm hơn 1 tỷ người dân và tổng GDP hơn 2 nghìn tỷ USD, bao gồm hầu hết các nền kinh tế lớn nhất của châu Phi, kể cả Nam Phi và Ai Cập.
Trong khi Mỹ đã rút khỏi TPP, và nước Anh đang cố gắng rời khỏi Liên minh châu Âu, thương mại tự do dường như đang bị đe dọa ở nhiều nơi trên thế giới, thì các nước châu Phi đang đi theo một hướng khác. Ngày 30/5, Khu vực Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) sẽ trở thành hiện thực. Hiệp định này tạo ra một khu vực thương mại tự do bao trùm hơn 1 tỷ người dân và tổng GDP hơn 2 nghìn tỷ USD, bao gồm hầu hết các nền kinh tế lớn nhất của châu Phi, kể cả Nam Phi và Ai Cập.
Ngày 30/5, Hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực
Mục tiêu của việc hình thành FTA có lẽ xuất phát từ thương mại trong châu Phi đang ở trong tình trạng khó khăn. Chỉ có 17% các quốc gia châu Phi xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia châu Phi khác, trong khi mức thương mại nội khối là 59% ở châu Á và 69% ở châu Âu. Điều đó có nghĩa là châu Phi không có vai trò nhiều trong các chuỗi giá trị xuyên biên giới. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống thuế quan và các quy định thương mại phức tạp giữa các nước châu Phi.
Sau khi AfCFTA có hiệu lực, các bên ký kết hiệp định sẽ cần giảm 90% thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước châu Phi khác. Theo Liên hiệp quốc, điều này có thể thúc đẩy thương mại nội khối của châu Phi lên 52,3%. Và một khi các quốc gia giảm thuế quan còn lại, các mức thuế sẽ được phép duy trì trong một thập kỷ để bảo vệ các ngành công nghiệp then chốt, thương mại nội bộ châu Phi sẽ tăng gấp đôi.
Một lý do chính đáng khác để thúc đẩy thương mại nội bộ châu Phi là sẽ tạo ra nhiều việc làm trong các ngành công nghiệp đa dạng hơn, từ dịch vụ đến sản xuất. Giao thương với các nước bên ngoài có xu hướng phụ thuộc vào việc gửi hàng hóa như kim loại và gỗ đến các nhà máy ở nước ngoài, có nghĩa là việc làm trong nước ít hơn, cộng với việc tiếp xúc quá nhiều với giá cả hàng hóa.
Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi là một dự án hàng đầu trong nỗ lực phát triển “Chương trình nghị sự 2063” của Liên minh châu Phi trong thời gian 5 năm, nhưng đã có một bước tiến lớn vào năm ngoái, khi gần như mọi quốc gia châu Phi ký thỏa thuận vào tháng 3/2018. Chỉ hơn một năm sau, quốc gia thứ 22 là Gambia, đã phê chuẩn hiệp định, có nghĩa là hiệp định này có thể có hiệu lực.
AfCFTA sẽ mang lại lợi ích cho châu Phi và người dân châu Phi, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tạo ra cơ hội cho các nước bên ngoài. Một số doanh nghiệp hầu như không đến châu Phi vì thị trường này quá nhỏ đối với họ.
Hằng Vương (t/h)
Tin mới
Kỳ vọng gì vào Fed trong cuộc họp ngày 13/12?
Các chuyên gia kinh tế dựa trên chuỗi dữ liệu tích cực của nền kinh tế thế giới đã hy vọng, Fed sẽ sớm đạt được mục tiêu 'hạ cánh mềm' - giảm lạm phát và không đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới, kinh tế Mỹ rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.
Giá cà phê hôm nay 11/12: Ổn định
Giá cà phê hôm nay 11/12 trong khoảng 59.700 - 60.600 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.
Giá tiêu hôm nay 11/12: Khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ bắt đầu đi ngang
Giá tiêu trong nước hôm nay ngày 11/12/2023 ổn định, tiếp tục dao động từ 75.000 - 77.000 đồng/kg.
Dự báo thời tiết ngày 11/12: Bắc Bộ mưa nhỏ vài nơi, Nam Bộ ngày nắng
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 11/12, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ và mưa rải rác;Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng.
Giá vàng hôm nay 11/12: Vàng tiếp tục giảm
Giá vàng trong nước vẫn duy trì mức 74 triệu đồng/lượng tại chiều bán ra. Vàng thế giới tiếp tục xu hướng giảm.
Hôm nay, Thủ tướng Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Hun Manet có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia là bền chặt, thể hiện tình cảm của Thủ tướng đối với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh tài chính mang thương hiệu Bảo hiểm Bảo Long - Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long
Nhà sách Trí Đức - An Khánh: Bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định
AEONMALL Hà Đông: Thực phẩm không rõ nguồn gốc "ẩn mình" trong siêu thị lớn
Thương hiệu thực phẩm Hải Hương và dấu hỏi trong hoạt động kinh doanh
VinFast nhận được 70 đơn đăng ký hợp tác từ các đại lý phân phối trên toàn nước Mỹ
Khai giảng lớp K15 – Ngành Luật hệ đào tạo từ xa