Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm

Mặc dầu ở nhiều địa phương, ngành điện đã vào cuộc quyết liệt, kịp thời phục vụ lợi ích của khách hàng. Thế nhưng, nghịch lý thay, nhiều năm qua, 4 hộ dân xóm Hồng Lĩnh, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) luôn sống trong cảnh bất an, khi đường dây điện trần chạy qua vườn nhà đã xuống cấp, bộc lộ nhiều bất cập…

Dùng thân tre…“chống điện”

Những ngày đầu tháng 6, phản ánh tới báo Thương hiệu & Công luận, 4 hộ dân gồm: Lê Đình Bỷ, Nguyễn Duy Đồng, Trần Văn Minh, Đường Xuân Phượng, trú tại xóm 8 (hay còn gọi là xóm Hồng Lĩnh), xã Hùng Thành (huyện Yên Thành) cho biết, đường điện hạ thế, dây trần, có cấp điện áp 0,4 KV, chạy qua vườn nhà hơn 20 năm qua, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu sắp đổ sập, đe dọa tính mạng của hàng chục con người, cũng như tài sản của họ.

Điều đáng nói, theo phản ánh, mặc dầu đã nhiều lần kiến nghị tình trạng trên, tới ngành điện, cũng như chính quyền địa phương, nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Vào cuộc xác minh, ghi nhận của PV cho thấy, những gì mà người dân bức xúc phản ánh là hoàn toàn có cơ sở, đáng được xem xét, xử lý.

Theo đó, sáng 3/6, qua quan sát hiện trường, đường dây điện trần chạy song song, dọc theo trục đường bê tông xóm Hồng Lĩnh (xã Hùng Thành), khi đến phần đất ở của 4 gia đình kể trên (điểm đầu là gia đình ông Phượng) thì “đột ngột” rẽ vào. Từ đó, 3 cột điện bê tông, cốt thép được ngành điện lắp đặt trên đất thổ cư của các gia đình này, còn phần dây chạy ngay dưới ao vườn của họ.

Nhận thấy hiểm họa rình rập, đồng thời không nhận được sự hỗ trợ từ ngành điện, không còn cách nào khác, người dân đã phải dùng thân tre, sau đó dựng cột chống đỡ các dây điện (có tổng cộng 3 cột điện như vậy). Tuy nhiên, theo năm tháng, những số cột tre này đã mục ruỗng, gãy đổ phần xà – nơi có chức năng đỡ và cố định dây.

Tại mảnh vườn trồng cây lương thực, sắp đến mùa thu hoạch của gia đình ông Nguyễn Duy Đồng (1 trong 4 hộ gia đình nói trên), do xuống cấp, đường dây điện trần đã sà xuống, cách mặt đất chưa tới 2m. Thậm chí, có nhiều điểm, nếu giơ thẳng tay đã có thể gần chạm tới dây.

Về việc này, ông Đồng cho biết: “Người dân chúng tôi như ngồi trên đống lửa chú à! Những ngày mưa bão, chả ai dám đặt chân ra vườn, bởi có thể bị phóng hay nhiễm điện bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là vậy, nhưng khi chúng tôi yêu cầu ngành điện xem xét, giải quyết đều nhận được những cầu trả lời thờ ơ, thiếu trách nhiệm!”.

Cạnh nhà ông Đồng, đường điện trần có điện áp 0,4 KV đã xuống cấp, sà xuống sát ao, vườn của gia đình ông Lê Đình Bỷ, khiến mọi thành viên trong gia đình “ăn không ngon, ngủ không yên”.

Ông Bỷ bày tỏ nỗi lo lắng, chia sẻ: “Gia đình tôi cùng nhiều hộ dân khách sinh sống ở đây từ năm 1972, sau đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ năm 1994, cơ quan truyền tải điện đã xây dựng hệ thống dẫn điện, bao gồm dây và cột, trên phần đất thổ cư của gia đình.

Đến nay, đường điện đã xuống cấp, chưa nói đến việc yêu cầu ngành điện bồi thường hay hỗ trợ, chúng tôi chỉ cần Điện lực Yên Thành sớm di dời đường dây ra vị trí khác là được”.

Mới nắm được sự việc qua… Facebook

Sáng 4/6, đưa những lo lắng, tâm tư nguyện vọng của người dân ở trên, PV Thương hiệu & Công luận đã làm việc với ông Hồ Sỹ Vĩnh – Giám đốc Điện lực Yên Thành.

Ông Vĩnh phân trần: “Chúng tôi mới nắm bắt được sự việc trên, qua phản ánh từ mạng xã hội Facebook. Ngay trong sáng nay, chúng tôi đã cử đồng chí Trần Xuân Nam - cán bộ chuyên trách của đơn vị, xuống hiện trường khảo sát, qua đó lập báo cáo để lên phương án xử lý. Nếu những chỗ nào dây sà xuống sát đất, hay cột điện hư hỏng thì sẽ có hướng xử lý phù hợp. Do nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, cấp hằng năm cho đơn vị còn hạn hẹp, nên công tắc khắc phục sự cố từ ngành điện còn gặp nhiều khó khăn".

"Về việc người dân đề nghị ngành điện di dời cột điện ra khỏi đất thổ cư của họ, chúng tôi phải chờ có dự án mới triển khai được", ông Vĩnh cho biết thêm. 

Với những tồn tại, bất cập trên, người dân mong muốn, trước mùa mưa bão cận kề, ngành điện nói chung cũng như Điện lực Yên Thành nói riêng, sớm vào cuộc xem xét, triển khai nhanh các giải pháp, để sớm ổn định cuộc sống của người dân, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Dưới đây là những hình ảnh mà PV báo Thương hiệu & Công luận ghi nhận được:

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm - Hình 1Sau nhiều lần kiến nghị bất thành, 4 hộ gia đình xóm 8 (xã Hùng Thành) đành phải dùng 3 cột tre non chống điện (Ảnh: Hoàng Linh)

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm - Hình 2Do xuống cấp, đường điện hạ thế, dây trần đã sà xuống sát vườn ông Đồng, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả gia đình (Ảnh: Hoàng Linh)

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm - Hình 3Theo năm tháng, những cột tre này đã mục ruỗng, gãy đổ phần xà - nơi có chức năng đỡ, cố định dây điện (Ảnh: Hoàng Linh)

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm - Hình 4Một cột điện bê tông cốt thép, có dấu hiệu xuống cấp, chắn ngay cổng ra vào, thuộc phần đất thổ cư của gia đình ông Đồng... (Ảnh: Hoàng Linh)

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm - Hình 5...Một cột khác được ngành điện đặt sát mép ao thả cá của gia đình ông Lê Đình Bỷ, rủi ro từ chạm chập điện là rất lớn (Ảnh: Hoàng Linh)

Nghệ An: Điện lực huyện Yên Thành “bỏ quên” quyền lợi người dân suốt nhiều năm - Hình 6Nhà điều hành sản xuất Điện lực Yên Thành (Ảnh: Hoàng Linh)

Báo Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vấn đề này.

Hoàng Linh

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Bộ Công an trả lời người dân về quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.