Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghệ An: Dựng cột điện trên đất của dân, nợ tiền đền bù 15 năm chưa trả xong?

Một hộ dân xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) phải cầu cứu đến các cơ quan chức năng, vì Hội đồng đền bù huyện này nợ tiền đền bù khi lấy đất dựng cột điện. Vụ việc kéo dài sau 15 năm vẫn chưa có hồi kết.

Phán ảnh đến phóng viên, anh Nguyễn Hữu Đức (xóm Yên Trung, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho hay: Năm 1978, bố mẹ tôi từ xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu lên xã Nghĩa Lâm, phát triển kinh tế trang trại. Bố mẹ tôi đã cải tạo 3,8 ha đất hoang hóa để trồng cây keo và cây cao su. Đến năm 2003, Nhà nước có chủ trương xây dựng đường dây 10kV vào công trình đầu mối hệ thống thủy lợi Sông Sào, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Nghệ An: Dựng cột điện trên đất của dân, nợ tiền đền bù 15 năm chưa trả xong? - Hình 1

Anh Đức trình bày sự việc với PV 

Anh Đức cho biết: “Dự án chạy qua vườn của gia đình đã thu hồi khoảng hơn 7m2 để trồng 4 hố cột điện. Còn diện tích trồng cây hoa màu bị thu hồi để thực hiện dự án là 216m2. Tuy nhiên, hiện gia đình mới nhận được 75% tiền đền bù, còn 25%, đến nay đã 15 năm rồi gia đình vẫn chưa được nhận. Vì vậy, tôi không cho phát cây dưới đường điện".  

"Đây là dự án trọng điểm của huyện nên gia đình tôi chấp thuận để đường điện đi qua lô đất của nhà mình đang sử dụng. Bù lại, phía huyện Nghĩa Đàn phải bồi thường cho gia đình cũng như những người dân có đất bị ảnh hưởng. Không hiểu lý do gì, đường điện làm xong và vận hành đã 15 năm, nhưng đến nay tiền đền bù vẫn chưa được thanh toán đủ", anh Đức thắc mắc.

Cũng theo anh Đức: “Hiện nay, không chỉ có đường dây 10kV của thủy điện sông Sào, mà còn có 3 đường dây khác chạy chính giữa vườn nhà tôi, chồng chéo lẫn nhau, gây thiệt hại lớn cho gia đình. Tổng 4 dự án nằm san sát trong vườn, chiếm diện tích chiều dài khoảng 180m, chiều rộng 3m, diện tích đất dưới đường điện không trồng được cây gì”. 

Nghệ An: Dựng cột điện trên đất của dân, nợ tiền đền bù 15 năm chưa trả xong? - Hình 2

Đường điện chạy qua đã 15 năm nhưng gia đình anh Đức vẫn chưa nhận được tiền 25% đền bù còn lại

Bà Nguyễn Thị Thanh Vinh – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Năm 2003, chủ trương của Đảng và Nhà nước đưa điện từ khu vực nhánh rẽ xã Nghĩa Bình về xã Nghĩa Lâm để phục cho 312 hộ dân, với hơn 1.500 nhân khẩu của 2 xóm Nghĩa Chính và Yên Trung của xã Nghĩa Lâm và phục vụ hệ thống vận hành nước Sông Sào. Nhánh rẽ sông Sào từ cột 34 đến cột 37 đi qua lô đất của ông Trần Hữu Đức”.

Bà Vinh cho biết thêm: “Tiền đền bù mới thanh toán 75%, còn 25% cho gia đình ông Đức, khi tôi lên làm chủ tịch chưa được bàn giao nên cũng không nắm rõ vấn đề này. Do chưa đền bù hết nên ông Đức vẫn trồng cao su dưới đường điện, mùa mưa bão, cây cao su đánh vào đường điện gây nguy hiểm. Nghành điện lực có đến vận động gia đình chặt những nhánh vướng vào đường dây, để khỏi ảnh hưởng đến quá trình vận hành của đường điện, nhưng ông Đức không đồng ý vì lý lo chưa thanh toán hết tiền đền bù”.

Nghệ An: Dựng cột điện trên đất của dân, nợ tiền đền bù 15 năm chưa trả xong? - Hình 3

Một hố cột điện nằm trong vườn gia đình anh Đức

Trao đổi với phóng viên báo Thương hiệu & Công luận, ông Nguyễn Dương Bảo – Giám đốc Điện lực huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Công trình đầu mối hệ thống thủy lợi Sông Sào thi công năm 2003, không biết bàn giao cho điện lực Nghĩa Đàn năm nào, lúc đó tôi chưa về nhận nhiệm vụ. Công trình này, chủ đầu tư là Công ty Thủy Lợi, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện Nghĩa Đàn trực tiếp chi trả cho người dân bị ảnh hưởng, hiện ông Đức mới nhận được 75% ,còn 25% tiền đền bù chưa nhận. Việc nợ tiền đền bù gia đình ông Đức là trách nhiệm Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện, chúng tôi không liên quan”.

Trao đổi qua điện thoại, ông Phan Văn Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn hướng dẫn phóng viên "anh làm việc trực tiếp với xã Nghĩa Lâm, việc đền bù, chúng tôi đã giao cho xã Nghĩa Lâm".

Lê Quyết

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ có 3 hãng sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP
Chỉ có 3 hãng sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP

Theo Thông tư, thuốc đưa vào danh mục thuốc có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí.

Việt Nam giữ vững vị trí thứ ba Đông Nam Á về hút vốn đầu tư khởi nghiệp
Việt Nam giữ vững vị trí thứ ba Đông Nam Á về hút vốn đầu tư khởi nghiệp

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Quỹ đầu tư Do Ventures vừa công bố "Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo 2024".

Kỷ niệm Chiến thắng 30/4: Chuyện kể về “hổ cụt” Tây Nguyên
Kỷ niệm Chiến thắng 30/4: Chuyện kể về “hổ cụt” Tây Nguyên

Mỗi lần về thăm quê là mỗi lần người cựu chiến binh, Trung tướng - Phó giáo sư Lê Hữu Đức không khỏi xúc động. Ông như sống lại tuổi thơ trên mảnh đất quê hương nghèo khó…

Long An bảo đảm an toàn thông tin mạng
Long An bảo đảm an toàn thông tin mạng

UBND tỉnh Long An đã có văn bản yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hơn 248 ha năm 2024
Cà Mau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hơn 248 ha năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024.

Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp 21h các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần tại đảo Vũ Yên
Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp 21h các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần tại đảo Vũ Yên

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND TP. Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21h các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần tại khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.