Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghệ thuật sử dụng "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã thành công với cách đánh "vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt", một hình thức chiến thuật tiến công quân địch phòng ngự trong công sự kiên cố làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.

Để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc" hiệu quả nhất, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta lựa chọn và thực hiện cách đánh chiến dịch sáng tạo và hợp lý với tên gọi ban đầu là chiến thuật "vây - lấn".

Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Với chiến thuật độc đáo này, bộ đội ta đã không tập trung lực lượng đánh thọc sâu, không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm với hơn 16 nghìn quân tinh nhuệ và thiện chiến của Pháp án ngữ trong một tập đoàn cứ điểm mạnh được cho là "bất khả xâm phạm".

Ta đã kịp thời kéo pháo ra, tổ chức lại trận địa, tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng mục tiêu một, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm.

Đại tá Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự phân tích: "Với nghệ thuật "vây - lấn" bao quanh từng căn cứ một và bao quanh toàn bộ tập đoàn cứ điểm, trong lòng chảo Điện Biên Phủ có rất nhiều điểm cao, thì 49 cứ điểm đấy đều được án ngữ trên những điểm cao lợi hại nhất. Cho nên, bằng chiến thuật "vây - lấn" chúng ta tấn công những đỉnh cao, thắt chặt vòng vây. Bằng hệ thống giao thông hào mạng nhện, chúng ta không chỉ cô lập từng cứ điểm; cô lập từng cụm cứ điểm; mà còn làm đường để cho bộ đội tiếp cận mục tiêu".

Dựa vào hệ thống giao thông hào được đào bao quanh cứ điểm địch, bộ đội ta cứ lấn và tiến dần, sử dụng hỏa lực tiêu diệt từng lô cốt, ụ súng; lần lượt phá từng bãi mìn, từng hàng rào kẽm gai,... tiếp cận tới từng chân cứ điểm, cụm cứ điểm, rồi bất ngờ đồng loạt xung phong tiến công vào trung tâm của địch.

Cách đánh này vừa hạn chế được tổn thất cho bộ đội trước sức mạnh và lưới lửa dày đặc của hệ thống hỏa lực địch; đồng thời làm cho quân địch luôn ở trong trạng thái hoang mang, căng thẳng, lo sợ, không biết đối phương sẽ tiến công vào lúc nào và từ hướng nào. Để có thể vây hãm và lần lượt tiến công tiêu diệt từng mục tiêu một, bộ đội ta đã thành công trong việc xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây chiến dịch.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Thiếu tướng, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng phân tích: "Thực hiện phương pháp này, bằng những hành động vây địch. Vây chặt xung quanh định và từng cụm điểm tựa, từng khu vực đến hình thành vây chặt các cứ điểm của địch, không cho địch thoát ra ngoài.

Vòng vây đó được thực hiện bằng việc các chiến sĩ trong các đơn vị chiến đấu của ta đào thành những đường hào hàng trăm km khóa chặt địch lại, hằng ngày siết chặt lại, dồn lại định đánh chắc tiến chắc từng khu vực điểm cao và sau đó là đến trận quyết chiến cuối cùng ở giai đoạn 3 là tiêu diệt toàn bộ quân địch".

Đợt 2 Chiến dịch từ 30/3/1954 đến 30/4/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lệnh cho các đại đoàn chủ lực tập trung lực lượng xây dựng trận địa tiến công và bao vây, các đường hào cơ động như những "vòi bạch tuộc" khổng lồ tiến dần đến sát từng cứ điểm địch, cùng với sự phối hợp của lực lượng pháo cao xạ khống chế bầu trời triệt đường tiếp tế, tiếp viện của địch. Bộ binh đào chiến hào vây lấn ở mặt đất, cao xạ bao vây xiết chặt vùng trời, cắt cầu hàng không.

Đại tá, cựu chiến binh Trần Liên, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn Cao xạ 367 năm 1954 kể lại, thời gian này, địch phải thả dù tiếp tế 100-120 tấn hàng gồm: lương thực, thuốc men, đạn pháo, cối... mỗi ngày. Máy bay phải bay cao trên 3 nghìn mét nhưng vẫn bị cao xạ của ta bắn nên việc thả hàng của chúng không chính xác như dự tính.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Phần lớn hàng tiếp tế rơi vào khu vực ta kiểm soát: "Đến đợt 2 là "vây-lấn". Bộ binh ta cứ đào hào vì lính vào nơi thì yếm hộ lực lượng này. "Vây - lấn" đến đâu thì ta dùng lực lượng pháo cao xạ để khép chặt vùng không phận. Cho nên Bác Giáp có Chỉ thị: "Nếu cắt đường tiếp tế của địch thì coi như là định sẽ thất bại". Có ngày tới 450 cái dù, thì 422 cái dù rơi vào khu vực ta. Dù ấy có lương thực, bánh mì, súng, đạn, pháo... Cái đó là quân ta thu được".

Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài tới 56 ngày đêm, trong mọi địa hình, thời tiết. Để bộ đội ta có thể trụ vững và tiêu diệt được những lực lượng lớn hơn với một hệ thống phòng thủ kiên cố hơn là một câu hỏi lớn đặt ra cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch và chỉ huy các đơn vị của ta ở Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, việc phát triển công sự chiến đấu thành một hệ thống trận địa tiến công và bao vây trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chính là sự trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó. Với hàng trăm km giao thông hào và chiến hào, hàng vạn công sự dã chiến cho bộ đội và hỏa lực; hàng trăm hầm cứu thương, hầm chứa vũ khí, hậu cần... và cả hầm cho chỉ huy đã bảo đảm cho việc hạn chế tổn thất do hỏa lực địch, bảo đảm cho việc cơ động lực lượng và chiến đấu của bộ đội được liên tục cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện oanh kích và pháo kích ác liệt của địch.

Trận đánh cứ điểm 106 (đêm 1/4/1954), được coi là trận mở đầu của hình thức chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt". Tiếp đó là trận đánh các cứ điểm 105 và được hoàn thiện trong trận tiêu diệt quân địch ở cứ điểm 206, tạo thế và lực phát triển tiến công, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm địch.

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)
Bộ đội ta kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.

Thiếu tướng, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự đánh giá: "Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong số đó có nghệ thuật sáng tạo đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ như là cách đánh "vây - lấn". Đây là một trong những sáng tạo mà từ thực tiễn của chiến trường Điện Biên phủ chúng ta sáng tạo ra cách này. Rõ ràng trong thực tế đã phát huy rất hiệu quả. Ngoài ra, còn các nghệ thuật quân sự khác chúng ta cũng kế thừa trong chiến dịch trước của cuộc kháng chiến chống Pháp".

Tại lòng chảo Điện Biên Phủ, chúng ta không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến (dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm) mà đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Với chiến thuật "vây, lấn tấn, triệt, diệt" ta đã tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, xây dựng trận địa và đường cơ động cho pháo binh, đào hàng trăm km giao thông hào, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến được trong mọi điều kiện. Vận dụng thành công chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" cũng đã giúp tập trung được hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, trung tâm đề kháng,... tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng
Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3
Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3

Vào lúc 01h25 ngày 02/5/2024, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành trở lại các đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, Quảng Trạch - Vũng Áng sau khi thực hiện sắp xếp lại đấu nối hoàn trả các Đường dây 500kV Quảng Trạch - Vũng Áng, Quảng Trạch - Dốc Sỏi để đấu nối Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch-Quỳnh Lưu.

Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An tại buổi đi kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối và các vị trí móng do nhà thầu Việt Á thi công đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Dự án đường dây 500kV mạch 3: Thi công xuyên lễ, xuyên Tết theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng
Dự án đường dây 500kV mạch 3: Thi công xuyên lễ, xuyên Tết theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Ngày 29-30/4/2024, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – Nguyễn Anh Tuấn và đoàn công tác đã đi kiểm tra thi công xuyên lễ công trường Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quỳnh Lưu – Thanh Hóa và Quảng Trạch – Quỳnh Lưu thuộc địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam cao nhất trong 5 năm qua
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam cao nhất trong 5 năm qua

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Bắc Ninh: 25 nghìn học sinh lớp 2 tham gia học trực tuyến nội dung Giáo dục địa phương
Bắc Ninh: 25 nghìn học sinh lớp 2 tham gia học trực tuyến nội dung Giáo dục địa phương

Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức dạy học nội dung Giáo dục địa phương lớp 2, tiết học được kết nối trực tuyến từ điểm di tích chùa Dâu, phường Thanh Khương (thị xã Thuận Thành) đến 100% lớp 2 trên toàn tỉnh tại 158 cơ sở giáo dục tiểu học với 727 lớp và gần 25 nghìn học sinh.