Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghị định 105 NĐ/CP: Bảo đảm minh bạch trong đo lường

Việc làm lại các xét nghiệm khi người bệnh chuyển viện từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khác là một thực tế đang diễn ra hiện nay, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của người dân.

THCL Việc làm lại các xét nghiệm khi người bệnh chuyển viện từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khác là một thực tế đang diễn ra hiện nay, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của người dân.

Bà Trần Thị N. quê ở Nghệ An, lên Hà Nội khám bệnh do lần xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An vừa rồi đang cho kết quả dương tính với bệnh ung thư gan. Điều bà Trần Thị N. bức xúc là mỗi khi đến một cơ sở khám chữa bệnh mới, phải làm lại toàn bộ các xét nghiệm, mặc dù những xét nghiệm này vừa làm tại bệnh viện trước đó. Việc làm nhiều xét nghiệm như vậy, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của người dân.

Bác sỹ Lê Minh Hiển, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ý Yên (Nam Định) cho biết: Bên cạnh lý do liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại bệnh, cũng cần phải làm lại xét nghiệm sau vài ngày do tình trạng bệnh của bệnh nhân thay đổi thì một nguyên nhân căn bản là hiện nay, các máy xét nghiệm ở mỗi bệnh viện chưa có chất lượng đồng nhất, chưa được kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ bởi tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, do đó nhiều bệnh viện chưa tin tưởng kết quả của nhau.   

Nghị định 105 NĐ/CP: Bảo đảm minh bạch trong đo lường - Hình 1

Ảnh minh họa

Những vấn đề mà vị bác sỹ này phản ánh là hoàn toàn chính xác và đây chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Trên thực tế, ngoài các phương tiện đo nhóm 2 thì các phương tiện đo nhóm 1 trong xã hội được sử dụng rất nhiều và đa dạng, từ hoạt động phân tích, xét nghiệm trong ngành y tế đến hoạt động đăng kiểm trong giao thông, trắc địa công trình, đo đạc bản đồ hay quan trắc môi trường…

Thế nhưng, một vấn đề đặt ra là rất nhiều thiết bị dùng để đo lường trong những hoạt động này không hề được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm độ chính xác.

Theo ông Trần Qúy Giầu, Phó vụ trưởng Vụ Đo lường (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ), quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trước đây quy định ở thông tư 24 nên nhiều bộ, ngành chưa nắm rõ.

Trước đây, chỉ tập trung phương tiện đo nhóm 2: Sức khỏe, an toàn, thương mại, giám định tư pháp. Các phương tiện đo nhóm 1 thì nhiều, nhưng chưa có sự quan tâm đầy đủ. Điều này dẫn đến các phương tiện đo chưa được kiểm soát về đo lường, không biết đúng sai như thế nào và các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tự làm theo cách hiểu của họ, không theo chuẩn mực hay quy trình nào cả.

Khi các phương tiện đo không được kiểm định và hiệu chuẩn - sẽ dẫn đến một tâm lý chung đó là cơ sở này không tin tưởng kết quả đo lường của cơ sở khác. Người sử dụng các dịch vụ sẽ phải chịu thiệt do phải bỏ thêm chi phí để làm lại các kết quả xét nghiệm. Mặt khác, đây là một trong những kẽ hở dễ phát sinh nhiều hành vi trục lợi, đặc biệt là trong ngành y tế.

Thực tế đã xảy ra tình trạng nhiều bệnh viện, phòng khám lấy cớ về việc các kết quả của bệnh viện khác không chính xác và yêu cầu bệnh nhân làm lại xét nghiệm nhằm trục lợi quỹ bảo hiểm, trục lợi từ túi người bệnh. Trong kiểm định các phương tiện xe cơ giới, nếu không có sự chính xác của các thiết bị đo lường, dễ dẫn đến các tiêu cực trong quá trình kiểm định hay trong hoạt động kiểm tra, giám sát trọng tải xe, nếu không có sự chính xác của các phương tiện cân, đong sẽ dẫn đến sự thiếu minh bạch, công bằng và chắc chắn sẽ phát sinh hành vi tiêu cực, gây mất lòng tin đối với người dân.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo lường, ngày 1/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105 NĐ/CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Với 4 chương và 14 điều, Nghị định 105 quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Theo nghị định này, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng các phương tiện đo đều phải quan tâm đến độ chính xác của phương tiện đo, phép đo và phương tiện đo này đã kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hay chưa, do ai kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. Trong bối cảnh sử dụng và kinh doanh đối với các phương tiện đo lường như hiện nay, sự ra đời của Nghị định 105 mang ý nghĩa rất lớn.

Xét ở góc độ pháp lý, việc nâng cấp từ thông tư 24 lên nghị định - đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo lường, cũng từ đó mà có các cơ sở hiện đang sử dụng các máy, thiết bị đo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ có ý thức tốt hơn về việc chấp hành quy định của pháp luật.

Xét về phía người tiêu dùng, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng cuối cùng do có sự thống nhất về đơn vị đo, liên kết chuẩn đo lường, độ chính xác của các phương tiện đo, quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Với sự nỗ lực của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cùng với sự phối hợp của các ban, ngành chức năng, các đơn vị, tổ chức, hoạt động kiểm định máy, thiết bị đo lường sẽ đi vào nền nếp nhằm đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động đo lường và đạt được mục đích quan trọng nhất đó là đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh lãng phí không đáng có.

Minh Châu

Bài liên quan

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.