Bài 8: Cao Bằngtập trung nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía bắc, có tổng dân số hơn 533.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 95%, đời sống còn nhiều khó khăn. Toàn tỉnh hiện có hơn 37.400 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ gần 29%), hơn 19.000 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ hơn 14%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
Thành phố Cao Bằng hôm nay
Chung tay giúp người dân thoát nghèo
Những năm qua, thực hiện phong trào chung tay vì người nghèo, tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện tới cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở; coi chương trình giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2023, ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, tạo bước bứt phá mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4 - 5%/năm theo tiêu chí đa chiều.
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH:
“Sở tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành 15 nghị quyết, quyết định, kế hoạch, công văn… về phân bổ kinh phí, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo tiêu chí đa chiều; rà soát hộ nghèo, phân bổ nguồn vốn, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư giảm nghèo đa chiều.
Khách sạn Mường Thanh Luxury Cao Bằng được đánh giá là công trình lưu trú hiện đại bậc nhất tại Cao Bằng.
- Các cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp, ngành; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đơn vị; củng cố, kiện toàn các cơ quan chuyên môn, đội ngũ cán bộ, công chức từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo tại cơ sở”.
Giai đoạn năm 2021 – 2025:
Phân bổ nguồn vốn Trung ương cho tỉnh về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 1.460,225 tỷ đồng, ngân sách của tỉnh đối ứng dự kiến tối thiểu 3% để thực hiện dự án 5 (riêng năm 2023, ngân sách địa phương đối ứng, bố trí 13.982 triệu đồng;
Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo khoảng 93,416 tỷ đồng; huy động các nguồn lực khác;
Giai đoạn 2021 – 2023:
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay 22.406 hộ, lượt hộ dân, kinh phí 1.119,486,31 triệu đồng từ Chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để phục vụ sản xuất, kinh doanh; huy động các nguồn vốn từ các công ty, doanh nghiệp, nhà hảo tâm 54.708 triệu đồng (nguồn xã hội hóa về nhà ở).
Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023, gồm: Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững... Qua đó, mở ra cơ hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự tạo việc làm, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp ổn định đời sống, tạo thu nhập người dân sinh sống tại những địa bàn khó khăn.
Các huyện, thành phố đẩy mạnh rà soát, lấy ý kiến người dân, xây dựng kế hoạch tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm cho hộ nghèo; chú trọng vai trò kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong liên kết sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị; mở rộng ngành nghề nông thôn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại tiếp cận thị trường, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa.
Du lịch Cao Bằng
Qua đó, tạo tiền đề giúp lao động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo; mở 100 lớp đào tạo nghề với hàng nghìn người tham gia học 15 ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi cho lao động nông thôn, giúp người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập kinh tế hộ, gắn kết giáo dục nghề nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, đào tạo nghề theo địa chỉ; hỗ trợ tạo việc làm và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong người lao động. Hộ nghèo được tiếp cận giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, trợ giúp pháp lý, xóa nhà tạm, nhà dột nát, tạo việc làm…, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao dân trí.
Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội về chung tay thúc đẩy giảm nghèo bền vững, vận động các tầng lớp xã hội hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho người nghèo; tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các gương điển hình, những sáng kiến hay, mô hình tốt về giảm nghèo hiệu quả tại địa phương.
Hưởng ứng phong trào của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, nội dung phong trào thi đua vì người nghèo phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, đơn vị. Nhờ đó, phong trào thi đua vì người nghèo đã đạt được một số kết quả tích cực.
Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn như cho vay vốn ưu đãi với gần 20.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên; cấp hơn 690.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội; 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
Nhân dịp Tết Nguyên đán, các cấp hội tiến hành thăm hỏi, phối hợp tổ chức gói bánh chưng, trao quà Tết tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...
Với những việc làm thiết thực đó, thời gian qua, mỗi năm, tỉnh Cao Bằng có hơn 5.000 hộ thoát nghèo (tỷ lệ giảm bình quân đạt 4,1%/năm).
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phong trào thi đua vì người nghèo, tỉnh Cao Bằng cũng gặp một số khó khăn: Còn một bộ phận người nghèo chưa tích cực làm ăn, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; phong tục, tập quán sản xuất của một bộ phận đồng bào DTTS chưa được đổi mới, trình độ canh tác lạc hậu, ít sáng tạo; việc huy động nguồn lực trong cộng đồng, xã hội để chăm lo, giúp đỡ người nghèo còn hạn chế; các hoạt động chăm lo cho người nghèo được triển khai chưa đồng đều giữa các địa phương...
Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau, từ đó giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, thời gian tới, Cao Bằng tập trung triển khai phong trào đến các ngành, các cấp và nhân dân trên địa bàn tỉnh, làm cho phong trào thực sự trở thành động lực, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; giới thiệu, tuyên truyền các mô hình, điển hình tiên tiến về giảm nghèo để tạo sức lan tỏa và nêu gương trong nhân dân, cộng đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 để tập trung giải quyết “lõi nghèo” của tỉnh, từng bước giải quyết những khó khăn trong công tác giảm nghèo.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều
Năm 2024, tỉnh Cao Bằng tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia.
Tỉnh phấn đấu, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên (riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 5% trở lên).
Cao Bằng đã tập trung thực hiện các dự án theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, địa phương đã thực hiện:
Hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo được 177 lượt công trình hạ tầng (107 công trình giao thông, 12 công trình điện, 34 công trình trường học, 7 công trình y tế, 3 công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao, 9 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, 4 công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân, 1 công trình do cộng đồng dân cư đề xuất); duy tu bảo dưỡng 64 công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn huyện.
Lúa nếp ong - cây trồng đặc hữu của huyện Trùng Khánh, được bà con xã Ngọc Côn đầu tư phát triển sản xuất thành hàng hóa, đạt sản phẩm OCOP được thị trường ưa chuộng
Bên cạnh đó, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tỉnh triển khai thực hiện 94 dự án/kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững…
Tỉnh hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được 3.412 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
Dân tộc thiểu số Lô Lô, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) trước đây bà con chủ yếu là hộ nghèo, đã được Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch, UBND huyện Bảo Lạc đầu tư phát triển du lịch cộng đồng nâng cao đời sống
Cao Bằng không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống; tích cực hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh, cùng với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tăng cường huy động, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để có thêm nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Lãnh đạo tỉnh phê duyệt Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị, dựa trên ngành hàng là các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương.
Việc thực hiện kế hoạch:
Giúp các hộ dân chuyển đổi từ hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi giá trị từ khâu cung ứng con giống, cây giống đảm bảo chất lượng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, qua đó góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo;
Hỗ trợ thành lập 678 tổ hợp tác (có 644 tổ đã được Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ - CSSP) tài trợ với số tiền là 43,5 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 120 tổ có liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đầu tư 187 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và đã được bàn giao và đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất; thành lập 322 nhóm tiết kiệm tín dụng; có 6 doanh nghiệp/hợp tác xã được tài trợ để tham gia liên kết theo chuỗi giá trị...
Nỗ lực xóa đói giảm nghèo (Hình từ Internet)
Từ thành công của Dự án CSSP đã đạt được trong việc phát triển chuỗi giá trị, tỉnh tiếp tục hoàn thiện thể chế các kế hoạch đầu tư chiến lược (SIP); kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị (VCAP) nhằm phát triển chuỗi giá trị theo định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện thành công các Chương trình MTQG tại Cao Bằng. Tỉnh chú trọng triển khai thực hiện theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sản phẩm nông nghiệp.
Các bản SIP (giao thức báo hiệu được sử dụng để thiết lập một phiên giao dịch trực tuyến) nhằm cụ thể hóa những mục tiêu, nội dung và giải pháp theo Đề án nông nghiệp thông minh, Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
Trên địa bàn tỉnh, một số chuỗi giá trị nông nghiệp đang dần được đẩy mạnh phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, thu hút nhiều nhóm sở thích/tổ hợp tác tham gia mở rộng vùng trồng nguyên liệu, các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm như cây thạch đen, miến dong, gừng hàng hóa…
Các huyện trong vùng dự án đang từng bước thể chế hóa nội dung SIP; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc hữu của địa phương góp phần vào việc triển khai thành công, hiệu quả các chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Dưới đây là danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022
(https://thuvienphapluat.vn/):
STT | Tên tỉnh, thành phố | Tổng GRDP | Tổng GRDP |
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | 1.479.227 | 63,65 |
2 | Thủ đô Hà Nội | 1.196.004 | 51,39 |
3 | Bình Dương | 459.041 | 19,28 |
4 | Đồng Nai | 434.990 | 18,35 |
5 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 390.293 | 16,79 |
6 | Hải Phòng | 365.585 | 15,97 |
7 | Quảng Ninh | 269.244 | 11,55 |
8 | Thanh Hóa | 252.672 | 10,91 |
9 | Bắc Ninh | 243.032 | 11,11 |
10 | Nghệ An | 175.586,80 | 8,01 |
11 | Hải Dương | 169.179 | 7,36 |
12 | Long An | 156.357 | 6,74 |
13 | Bắc Giang | 155.876 | 6,68 |
14 | Vĩnh Phúc | 153.121 | 6,62 |
15 | Thái Nguyên | 142.950 | 6,43 |
16 | Hưng Yên | 131.997 | 5,72 |
17 | Đà Nẵng | 125.219 | 5,42 |
18 | Quảng Ngãi | 121.342,17 | 5,29 |
19 | Quảng Nam | 116.374 | 5,06 |
20 | Kiên Giang | 116.042 | 5,05 |
21 | Tiền Giang | 112.462,20 | 5,02 |
22 | Thái Bình | 110.723 | 4,8 |
23 | Đắk Lắk | 108.178 | 4,68 |
24 | Cần Thơ | 107.695 | 4,65 |
25 | Gia Lai | 107.052 | 4,54 |
26 | Bình Định | 106.349 | 4,61 |
27 | Lâm Đồng | 103.500 | 4,45 |
28 | An Giang | 102.720 | 4,68 |
29 | Tây Ninh | 102.059,70 | 4,4 |
30 | Đồng Tháp | 100.172 | 4,36 |
31 | Bình Thuận | 97.137,90 | 4,17 |
32 | Khánh Hòa | 96.441 | 4,2 |
33 | Nam Định | 91.965,60 | 4 |
34 | Hà Tĩnh | 91.910,65 | 4,12 |
35 | Phú Thọ | 89.398 | 3,83 |
36 | Bình Phước | 86.910 | 3,76 |
37 | Ninh Bình | 81.775 | 3,52 |
38 | Hà Nam | 76.403 | 3,53 |
39 | Cà Mau | 73.529 | 3,19 |
40 | Trà Vinh | 72.441 | 3,14 |
41 | Vĩnh Long | 71.861,80 | 3,08 |
42 | Lào Cai | 67.960 | 2,96 |
43 | Thừa Thiên Huế | 66.348 | 2,85 |
44 | Sóc Trăng | 65.709 | 2,83 |
45 | Sơn La | 64.508 | 2,78 |
46 | Bến Tre | 63.586 | 2,74 |
47 | Hoà Bình | 56.640 | 2,48 |
48 | Bạc Liêu | 55.633 | 2,39 |
49 | Phú Yên | 50.496 | 2,18 |
50 | Quảng Bình | 50.007,10 | 2,16 |
51 | Hậu Giang | 48.062,50 | 2,07 |
52 | Ninh Thuận | 46.491,60 | 1,98 |
53 | Tuyên Quang | 41.712,60 | 1,79 |
54 | Lạng Sơn | 41.487 | 1,75 |
55 | Quảng Trị | 40.823 | 1,76 |
56 | Yên Bái | 40.212 | 1,73 |
57 | Đắk Nông | 39.939 | 1,72 |
58 | Hà Giang | 30.571 | 1,31 |
59 | Kon Tum | 30.413 | 1,31 |
60 | Điện Biên | 25.238 | 1,09 |
61 | Lai Châu | 23.389,15 | 1,03 |
62 | Cao Bằng | 21.635 | 0,94 |
63 | Bắc Kạn | 15.014 | 0,65 |
T. Hương