Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tiền người dân gửi ngân hàng tăng cao nhưng tiền gửi của khối tổ chức, doanh nghiệp lại giảm mạnh. Nhóm khối tổ chức, doanh nghiệp gửi 6,52 triệu tỷ đồng tại hệ thống ngân hàng, giảm 4,66% so với đầu năm. Đà giảm của khối doanh nghiệp kéo tổng tiền gửi chảy vào hệ thống tính đến tháng Hai giảm nhẹ, từ hơn 13,17 triệu tỷ vào cuối tháng 1/2024 xuống còn 13,16 triệu tỷ.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Tiền người dân gửi ngân hàng cao kỷ lục thể hiện điều gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Trước đó, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng cuối tháng 1/2024 đạt hơn 13,17 triệu tỷ đồng, giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.

Tiền gửi quay lại hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn còn thấp dù các nhà băng bắt đầu điều chỉnh tăng trở lại.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tài chính quý I/2024 của 27 ngân hàng thương mại trong nước, tổng tiền gửi khách hàng của toàn ngành ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0,7% so với cuối năm 2023, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi liên tục có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm.

Ba ngân hàng hút tiền gửi mạnh nhất trong quý vừa qua vẫn là các ngân hàng trong nhóm ngân hàng quốc doanh doanh với tổng số tiền đạt hơn 4,51 triệu tỷ đồng, tăng 544.621 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Con số này cũng chiếm đến gần 46% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống.

BIDV tiếp tục dẫn đầu với tổng số tiền gửi trong quý vừa qua đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với thời điểm cuối năm 2023. Đứng vị trí thứ hai là ngân hàng VietinBank với mức số dư tiền gửi đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,2%. Ngân hàng Vietcombank có tổng tiền gửi khách hàng quý vừa qua ở mức 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 3,4% và xếp vị trí thứ ba.

Với nhóm các ngân hàng cổ phần, ngân hàng MB tiếp tục dẫn đầu với 558.826 tỷ đồng tiền gửi trong quý I, giảm 1,5% và đứng thứ tư toàn ngành. Theo sau là Sacombank với số dư tiền gửi đạt 533.358 tỷ đồng, sau khi tăng 4,4%.

Trong khi đó, ACB vẫn đứng vững ở vị trí thứ 6 với tổng tiền gửi tăng 2,1% lên mức 492.804 tỷ đồng. 4 vị trí còn lại lần lượt thuộc về Techcombank (458.040 tỷ đồng, tăng 0,8%), VPBank (455.817 tỷ đồng, tăng 3%) SHB (444.297 tỷ đồng, giảm 0,7%), HDBank (378.789 tỷ đồng, tăng 2,2%).

Theo các chuyên gia kinh tế, việc người dân không đầu tư vào các lĩnh vực khác, gửi tiền vào ngân hàng cho thấy, sức hút của vàng, bất động sản, ngoại tệ, kinh doanh vẫn chưa bền vững nên người dân thực hiện cơ chế an toàn... 

Khi người dân, nhà đầu tư vẫn cho rằng, gửi tiết kiệm là một kênh đầu tư hấp dẫn. Nhất là khi, người dùng có thể ngồi tại nhà gửi tiết kiệm online hoặc tới quầy, … đều được hưởng những mức lãi suất ưu đãi và chương trình khuyến mại hấp dẫn...thì các nhà hoạch định chính sách cần phải có cơ chế thu hút vốn từ dân như thế nào, để người dân đầu tư, vừa sinh lời lại vừa tạo ra sự vận động tốt cho các hoạt động của nền kinh tế.

X.Hải (t/h)