Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người Dao Quần Chẹt (Vĩnh Phúc): Qua ghi chép của “người giữ lửa”

Ông Vỵ người con rể dân tộc Dao tại thôn Thành Công xã Lãng Công huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, được mọi người gọi là “người giữ lửa”, bởi ông là cuốn thư sống về người Dao Quần Chẹt ở đây. Bằng tình yêu và mến con người vùng đất nơi đây, ông đã ghi chép lại văn hóa sử sách về người Dao để gìn giữ và lưu truyền lại cho thế hệ mai sau .

THCL Ông Vỵ người con rể dân tộc Dao tại thôn Thành Công xã Lãng Công huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, được mọi người gọi là “người giữ lửa”, bởi ông là cuốn thư sống về người Dao Quần Chẹt ở đây. Bằng tình yêu và mến con người vùng đất nơi đây, ông đã ghi chép lại văn hóa sử sách về người Dao để gìn giữ và lưu truyền lại cho thế hệ mai sau .

Người Dao Quần Chẹt (Vĩnh Phúc): Qua ghi chép của “người giữ lửa” - Hình 1

Ông Vỵ luôn nhang khói mỗi ngày tại bàn thờ - thờ vị thần Tam Thanh.

Người giữ lửa..

Vốn ông không phải là người gốc ở đây, ông tham gia chiến đấu trong chiến tranh chống Mĩ tại một Quân chủng Phòng không Không quân. Sau giải phóng ông trở về quê hương, nhà nước có chính sách xây dựng vùng kinh thế mới nên ông đã lên vùng đất Lãng Công này làm việc công tác, rồi lập gia đình và trở thành chàng rể người kinh của dân tộc Dao.

Ông chia sẻ: “Tôi bắt đầu sưu tầm và ghi chép lại những mẩu chuyện về dân tộc Dao Quần Chẹt, những câu chuyện được lưu truyền từ phong tục, tập quán sinh hoạt, lễ nghi cưới hỏi, ma chay của đồng bào Dao nơi đây với một sự yêu thích, khát khao với mong ước duy nhất là để lưu lại cho con cháu đời sau biết đến”.

Ông Vỵ cùng tất cả bà con tại đây thông qua lao động nói chuyện, giải khuây, lúc mệt nhọc rồi kể nhau nghe những sự tích lớn nhỏ mà những người già trong làng biết được, rồi nếp sống sinh hoạt, lễ nghi. Ông thấy cần phải lưu truyền và bảo tồn những nét đẹp văn hóa đáng quý này nên đã bắt đầu ghi chép lại bắt đầu từ năm 1976 đến nay .

Tính tới thời điểm hiện tại số kho tàng ông ghi chép tại đã được rất nhiều và đồ sộ gồm nhiều các thể loại lĩnh vực khác nhau như lịch sử, lễ nghi, phong tục tập quán, những bài ca âm nhạc những bài khấn tổ tiên thần linh trong ngày cưới hỏi… Tất cả đều được ông khi chép lại cẩn thận bằng chữ nho, cũng có một phần nhỏ là chữ quốc ngữ .

Ông được phong sắc (hay tại đây đồng bào gọi là lễ cấp sắc là lễ lớn nhất đời người) vào năm 1998, và được Sở Văn hóa phong tặng danh hiệu nghệ nhân tháng 12/2014 cho những cống hiến về văn hóa của ông.

Văn hóa người Dao Quần Chẹt

Văn hóa người Dao tại nơi đây đặc sắc vô cùng, có rất nhiều nghi lễ mới, lạ, độc đáo, khác biệt so với nhiều đồng bào dân tộc khác.

 Lễ cưới hỏi của đồng bào ở đây khá đặc biệt, nhà trai đến nhà gái đón dâu thì số người tới bắt buộc phải đi với số người lẻ có thể là 9 người hay 11 người hoặc nhiều hơn. Sau khi đến nhà gái ăn cưới hết một ngày, thì mới về nhà trai ăn bữa hôm sau chứ không phải cả hai nhà cùng tổ chức trong một, hai ngày.

Ngoài lễ cưới ra một ngày lễ vô cùng quan trọng với người Dao Quần Chẹt nơi đây chính là lễ “Cấp sắc” dành cho những người đàn ông đã lập gia đình, đối với người Dao mà nói đây là lễ lớn nhất đời người, nó khẳng định đó là người đàn ông đã trường thành có gia đình biết lo lắng cho vợ con, báo hiếu với cha mẹ nó giống như lễ trường thành 18 tuổi của người kinh, khi mà con người ta đã có thể tự chịu trách nhiệm và tự lập với bản thân. Lễ cấp sắc được tổ chức vô cùng long trọng, các thầy cúng có thể là người trong làng hoặc được mời để tới làm lễ chiếu cái thần linh tổ tiên về người được phong lễ “cấp sắc”. Tùy theo từng hộ mà số lần “Hứa” - hay gọi là cúng sẽ là 10 -12 đến 15 lần, xem ngày giờ tốt để làm lễ đón 7 ông thầy về làm lễ cấp sắc, lễ thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa đông trong năm.

Ngoài những ngày lễ mang tính cá nhân hay hộ gia đình thì đồng bào tại đây cũng vẫn giữ và lưu truyền đến tận bây giờ một số ngày lễ lớn chung cùng cộng đồng. Người Dao Quần Chẹt nơi đây có nhiều nghi lễ quan trọng được cử hành ngoài miếu thờ trong làng như: Lễ tết thanh minh vào tháng 2 và tháng 3, lễ tháng 5 là lễ “Cầu Màu” cầu cho mùa màng bội thu, lễ tháng 7 từ ngày mùng 1 đến ngày 14 trở lại đây là lễ “Cầu quả”.

Với từng cộng đồng dân tộc sẽ luôn có một vị thần mà cả cộng đồng đó tôn kính, thờ cúng với người Dao Quần Chẹt nơi đây việc thờ cúng đó cũng không ngoại lệ, đồng bào nơi đây thờ cúng một vị thần chung đó là vị thần Tam Thanh - một vị thần tượng trưng cho trời. Bàn thờ được lập một bàn thờ nhỏ nơi góc nhà (mặc dù việc lập bàn thờ thần tại xó nhà nhưng tuyệt đối không phải là thờ ma xó như một số dân tộc khác) vì nơi thờ cúng cần một nơi an tĩnh, thường sẽ làm lễ thắp hương vào ngày lễ đầu năm ngày mùng và hôm rằm hàng tháng.

Trong làng người Dao cũng có ngôi Miếu Làng thờ thần đất, thần miếu và thần nông, một năm các lễ cúng tại Miếu là vào đầu năm mùng 3 tháng giêng gọi là lễ “Khai lọng” đây là lễ khai xuân dân làng đến thắp hương làm lễ để bắt đầu một năm mới làm ăn. Ngày mùng 3 tháng 3 lễ thắp hương chuẩn bị cho cày bừa, cấy hái.

Văn hóa người Dao Quần Chẹt phong phú và đặc sắc như vậy nên Cụ Vỵ muốn truyền thanh niên trong làng để giữ gìn và phát huy, tre già măng mọc cụ mong văn hóa người Dao còn mãi không mai một, là một nét đẹp một bản sắc riêng của nơi đây Người Dao Quần Chẹt – Sông Lô- Vĩnh Phúc. 

Nga Lê - Vân Anh

Bài liên quan

Tin mới

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.