Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Các doanh nghiệp, tập đoàn ưu tiên sử dụng hàng Việt

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm thuần Việt chất lượng, giá trị cao; nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty đã áp dụng phương thức dùng chéo sản phẩm để vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19. 

Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước, hưởng ứng các chương trình ủng hộ, đưa hàng tiêu dùng về các vùng sâu, vùng xa… tham gia các giải thưởng có uy tín, chất lượng để tôn vinh và nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng cường công tác chống hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cải tiến quy trình, quy định các dịch vụ truyền thống củng cố và phát triển hệ thống phân phối trong nước hiện có, nghiên cứu xây dựng những hệ thống, kênh bán hàng mới…; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc bảo hộ, đăng ký thương hiệu, triển khai các chương trình quản bá sản phảm và tôn vinh sản phẩm doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Việc thực hiện chủ trương các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối “Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau” đã có hiệu quả thiết thực, bảo đảm cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân. Có thể kể đến như như: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, BIDV; Tổng công ty viễn thông Mobifone đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 đơn vị (Vietcombank Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; BIDV Nghệ An, Agribank Nga sơn, Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Thanh Hóa, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh, Bảo việt Nhân thọ Hà Tĩnh); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác toàn diện triển khai chi trả chính sách an sinh xã hội, thu tiền, chi tiền cho khách hàng. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã ký hợp đồng mua sắm dầu của Petrolimex và PVOil; các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã chủ động ký kết, tham gia vào các “Chuỗi giá trị” triển khai tại các lĩnh vực hoạt động: E&P, Lọc hóa dầu và phân phối sản phẩm, CN điện, CN khí và Dịch vụ với mục tiêu phát huy sức mạnh của tổ hợp các đơn vị thành viên Tập đoàn... 

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện rà soát vật tư, phụ liệu, phụ tùng thiết bị và hàng hóa dịch vụ hiện đang sử dụng, xây dựng kế hoạch dùng hàng nội địa khi thực hiện mua sắm công và thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh doanh; chủ động nguồn vật tư, nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập ngoại; rà soát lại quy trình, quy chế chi tiêu, mua sắm nội bộ nhằm sửa đổi, bổ sung điều chỉnh để ưu tiên dùng hàng nội, đồng thời ưu tiên sử dụng sản phẩm của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành quy định mua sắm vật tư trong ngành, ưu tiên chế tạo các thiết bị có chất lượng cao và tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong chế biến, chế tạo (trong số 96 thiết bị được tổ chức đánh giá tỷ lệ nội địa hóa có 60 thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa trên 25%, 36 thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa thấp dưới 25%). Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện việc tiêu dùng hàng Việt Nam trong mua sắm tài sản và trang thiết bị văn phòng phẩm đảm bảo tỷ lệ 80% sản phẩm là hàng sản xuất trong nước, trong quản lý tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, khi thực hiện thẩm định dự án, khuyến khích các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị sản xuất trong nước; Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện mua sắm, hàng hóa, trang thiết bị và sử dụng dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị đạt 95% tổng giá trị;

Trong năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã quán triệt việc ưu tiền sử dụng hàng hóa trong nước, đặc biệt trong công tác lập kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng (trừ một số thiết bị do yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ với dây chuyền sản xuất hiện tại cũng như các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao, chưa sản xuất được trong nước).

Tập đoàn Dệt May Việt Nam sử dụng phụ liệu nội địa để sử dụng trong việc sản xuất bao bì với tỷ lệ 20%. Tập đoàn Bảo Việt sử dụng 90% các trang thiết bị văn phòng là các thương hiệu nội địa; Tổng công ty Giấy Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa vật tư, nguyên liệu đầu vào đạt 60%. 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phối hợp với các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất; liên kết các công ty săm lốp cao su của Tập đoàn với các nhà máy lắp ráp ô tô để cung ứng lốp ô tô chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm trong nước. 100% các đơn vị thành viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam đã đăng ký sử dụng hàng hóa nội địa khi triển khai thực hiện các dự án, công trình, nhà máy, mua sắm trang thiết bị văn phòng, nguyên vật liệu, hóa chất; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đầu tư mua sắm, trang bị các sản phẩm như xe lồng lưới, băng tải, băng chuyền con lăn, xe kéo... đạt tỷ trọng trên 80% là hàng sản xuất trong nước. Khối sản xuất công nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam phát triển và hoàn thiện các sản phẩm công nghệ và giải pháp như Mesh trên ONT, nghiên cứu phát triển các phiên bản sản phẩm ứng dụng công nghệ mới XGSPON, WIFI6...

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh
Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu” sẽ được tổ chức vào tối 27/4. Cùng với các cấp, các ngành, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án, triển khai các phần việc liên quan, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ lễ khai mạc cũng như nhu cầu của Nhân dân và các sự kiện đầy sôi động tại thành phố biển Sầm Sơn trong suốt mùa cao điểm du lịch hè năm 2024.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.

Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á
Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á

Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định trong báo cáo mới nhất rằng: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á”. Vậy, dự báo của BofA về các đồng tiền của Châu Á ra sao?

Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh
Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Văn bản 1184/SGDĐT-VP đề nghị thủ trưởng các cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh trong dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.