Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nguyên nhân Trung Quốc ngưng nhập tôm hùm bông Việt Nam

Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán đối với tôm hùm bông và các loài trong Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ.

Để xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu tôm hùm bông sang thị trường Trung Quốc, theo đề nghị của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (từ tháng 09/2023), ngày 10/11/2023 Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã liên hệ tổ chức cuộc làm việc trực tuyến giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc với phía Việt Nam để trao đổi về tình hình xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc.

Tại buổi làm việc, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nêu tình hình xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc không rõ nguyên nhân từ 08/2023 đến nay, đồng thời có các văn bản gửi Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật đề nghị trao đổi thông tin và các chính sách mới (nếu có) của phía Trung Quốc nhưng chưa nhận được trả lời. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đại điện Cục Thủy sản cũng cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động nuôi tôm hùm tại Việt Nam, bao gồm đối tượng nuôi, hình thức nuôi, sản lượng nuôi, nguồn gốc con giống... theo đề nghị của phía bạn. 

Phía Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông tin về quy định của Trung Quốc đối với tôm hùm bông.

Tại buổi làm việc, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo về quy định của Trung Quốc về tôm hùm bông. Cụ thể, đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên: Năm 2021, Trung Quốc đã sửa đổi danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần được bảo vệ, trong đó tôm hùm bông được đưa vào danh mục loài cần được bảo vệ cấp độ 2 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2021).

Tháng 05/2023, phía Trung Quốc đã sửa đổi Luật bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán đối với tôm hùm bông và các loài trong danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ nêu trên.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo tới cơ quan hải quan địa phương về quy định này để thực hiện. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc là cơ quan xây dựng quy định và quản lý đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên, vì vậy đề nghị phía Việt Nam liên hệ với cơ quan này để lấy các thông tin cụ thể liên quan nếu cần.

Đối với tôm hùm bông nuôi, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật Trung Quốc xác định bằng các tiêu chí: Không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng; không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (con giống phải là thế hệ F2).

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu phải xin cấp phép về bảo vệ động vật hoang dã từ Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc khi đưa mặt hàng này vào Trung Quốc. Thủ tục thông quan lô hàng và kiểm tra an toàn thực phẩm không thay đổi so với trước đây. Trong đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc yêu cầu các cơ sở bao gói, cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu phải đăng ký danh sách kèm theo thông tin cụ thể về cơ sở nuôi tôm hùm. Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật sẽ gửi cho phía Việt Nam biểu mẫu mới để rà soát, đăng ký đối với các cơ sở bao gói, cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sau khi nhận được danh sách đăng ký của phía Việt Nam, Trung Quốc sẽ tổ chức kiểm tra trực tuyến hoặc trực tiếp đối với cơ sở nuôi và công bố trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về danh sách cơ sở bao gói xuất khẩu, cơ sở nuôi của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này.

Về lâu dài, đại diện phía Trung Quốc đề xuất hai bên xem xét, ký kết Nghị định thư về kiểm soát thủy sản sống khai thác tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Để đảm bảo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, đăng ký với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, tổ chức làm việc với Đoàn kiểm tra trực tuyến hoặc trực tiếp của Trung Quốc khi được yêu cầu.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với Cục Thủy sản, Cục Thú y tham mưu việc xây dựng, góp ý, trình cấp thẩm quyền ký kết Nghị định thư về kiểm soát thủy sản sống khai thác tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi nhận được đề nghị chính thức từ Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật Trung Quốc.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ba yếu tố là môi trường kinh doanh, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời sẽ cải thiện lợi nhuận của ngân hàng
Ba yếu tố là môi trường kinh doanh, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời sẽ cải thiện lợi nhuận của ngân hàng

Dự báo lợi nhuận của ngân hàng cả năm 2024, 86,2% tổ chức tín dụng cho rằng, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng so với năm 2023, trong khi 3,7% tổ chức tín dụng nhận định, lợi nhuận sẽ không thay đổi và 10,1% lo ngại sẽ giảm.

Nam Long (NLG) hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật
Nam Long (NLG) hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

Thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại dự án Nam Long Đại Phước (quy mô 45 ha) cho đối tác chiến lược Nhật Bản Nishi Nippon Railroad đã được hoàn tất trong tháng 6/2024, mở khóa một dự án đầy tiềm năng của tập đoàn Nam Long (HOSE:NLG).

Các thị trường lớn của ngành thủy sản đã có tín hiệu hồi phục cả về nhu cầu và giá nhập khẩu
Các thị trường lớn của ngành thủy sản đã có tín hiệu hồi phục cả về nhu cầu và giá nhập khẩu

Năm tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu cua ghẹ tăng mạnh nhất, với 84%; cá ngừ cũng tăng tích cực với 22%; xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ tăng 13%; xuất khẩu tôm và cá tra tăng nhẹ.

Chứng khoán phiên sáng 18/6: Cổ phiếu POW nổi sóng
Chứng khoán phiên sáng 18/6: Cổ phiếu POW nổi sóng

Nỗ lực hồi phục từ sớm đang được duy trì dù thanh khoản trên thị trường có phần chậm lại. Nhưng giao dịch vẫn có những điểm nhấn đáng chú ý, với phiên sáng nay là POW khi sớm tăng kịch trần, trong khi không ít mã bất động sản, xây dựng cũng có được sức hút đáng kể.

Nên giao cho Chính phủ thống nhất quy định về thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn
Nên giao cho Chính phủ thống nhất quy định về thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) phân tích, việc thu kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương là điều kiện tiên quyết để công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở và nên giao cho Chính phủ thống nhất quy định cụ thể về thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn.

Bình Dương biến “rác thải trở thành tài nguyên”
Bình Dương biến “rác thải trở thành tài nguyên”

Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương sẽ biến toàn bộ rác thải phát sinh hàng ngày thành nhiều sản phẩm khoa học, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.