Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

Theo đó, người dân nhận được tin nhắn khảo sát của doanh nghiệp được gửi tới ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ cuộc gọi rác sẽ nhắn tin phương án trả lời là “Có” hoặc “Không” trên tin khảo sát. Các nhà mạng sẽ dùng thuật toán lọc ra các thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác và gửi tin nhắn khảo sát tới khách hàng.

Ngoài việc trả lời tin khảo sát của nhà mạng, người dân có thể chủ động phản ánh về trường hợp nghi ngờ đã thực hiện hành vi cuộc gọi rác thông qua tổng đài 5656, website https://thongbaorac.ais.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc tổng đài CSKH, các ứng dụng của nhà mạng. Mỗi người dân chỉ cần dành ra 3-5 giây gửi phản ánh khi có cuộc gọi rác thì vấn nạn này sẽ được xử lý triệt để.

Trước thực trạng cuộc gọi rác đang tấn công khách hàng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị có liên quan, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai nhiều biện pháp để xử lý. Bộ TT&TT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nghị định đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm hạn chế cuộc gọi rác. Trong đó, quy định rõ “Chỉ được gọi quảng cáo khi đã được cấp Tên định danh (Brandname)[1], và không được phép sử dụng số điện thoại để gọi quảng cáo”.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020/NĐ tăng hình thức và các mức xử phạt có tính răn đe đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Cụ thể: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng với hành vi “Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo”.

Hà Trần