Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà thầu Mỹ bị cấm vận, Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 chậm tiến độ ít nhất 36 tháng

Ban chỉ đạo quốc gia về Phát triển điện lực vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện các dự án nhiệt điện, trong đó, dự án nhiệt điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ. Một trong các nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là do , nhà thầu Power Machines (PM - Nga) bị đưa vào danh sách các công ty bị cấm vận bởi Bộ Tài chính Mỹ.

Cụ thể, đến hết tháng 3/2018, khối lượng hoàn thành công việc ước tính đạt 72,77% so với khối lượng dự kiến theo kế hoạch là 95,52%, tức chậm khoảng 22,75%, tương đương chậm 18 tháng.

Một trong các nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là do ngày 26/1/2018, nhà thầu Power Machines (PM - Nga) bị đưa vào danh sách các công ty bị cấm vận bởi Bộ Tài chính Mỹ, vì vậy việc thực hiện các công việc của Hợp đồng EPC của Liên danh PM & PTSC bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ tiến độ dự án tiếp tục chậm thêm.

Nhà thầu Mỹ bị cấm vận, Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 chậm tiến độ ít nhất 36 tháng - Hình 1

Theo đánh giá sơ bộ của PM, lệnh cấm vận của Mỹ đối với PM sẽ khiến tiến độ của dự án bị chậm lên đến 36 tháng.

Lệnh cấm vận này đã có 5 tác động đến việc thực hiện Hợp đồng EPC.

Thứ nhất, ảnh hưởng đến các hợp đồng thầu phụ. Các nhà thầu Mỹ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm vận đã đơn phương thông báo dừng thực hiện hợp đồng, trong đó đặc biệt là nhà thầu phụ General Electric (Mỹ) cung cấp tua bin hơi và máy phát điện. Đây là các hạng mục thiết bị quan trọng của nhà máy.

Các nhà thầu còn lại bị ảnh hưởng gián tiếp do không thể giao dịch bằng tiền USD cũng như nhiều ngân hàng quốc tế từ chối giao dịch thanh toán với nhà thầu PM. Các nhà thầu đã và đang tìm giải pháp chuyển đổi đồng tiền để có thể thanh toán, tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký.

Thứ hai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Theo báo cáo của liên danh PM & PTSC, lệnh cấm vận của Bộ Tài chính Mỹ đối với nhà thầu PM có ảnh hưởng nghiêm trọng và tiêu cực đến tất cả các công việc thiết kế, mua sắm, chế tạo và thi công xây dựng của dự án, tiếp tục gây chậm trễ tiến độ của dự án.

Thứ ba, ảnh hưởng đến đồng tiền hợp đồng và đồng tiền thanh toán. Do PM bị cấm vận nên các ngân hàng quốc tế thông báo không thể tiếp tục tài trợ vốn cho dự án theo các kết quả đàm phán đã được Tập đoàn Dầu khí và các ngân hàng thống nhất, với số tiền khoảng 780 triệu USD.

Thứ tư, ảnh hưởng đến bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng do ngân hàng UniCredit phát hành. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng còn hiệu lực đến 11/4/2019, bảo lãnh tạm ứng đã hết hạn vào ngày 13/5/2018 với giá trị tạm ứng còn lại khoảng 107,7 triệu USD/139,6 triệu USD tạm ứng.

Cuối cùng, ảnh hưởng đến công tác thu xếp vốn. Cụ thể, Ngân hàng HSBC và các ngân hàng quốc tế thông báo không thể tiếp tục tài trợ vốn cho dự án theo các kết quả đàm phán đã được Tập đoàn và các ngân hàng thu xếp vốn thống nhất (khoảng 780 triệu USD).

Do đó, hiện nay chỉ có thể thu xếp phần vốn cho hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ từ Nga đã được Ngân hàng VEB (Nga) thông báo có thể thu xếp khoảng 220 triệu USD, ngân hàng IIB có thể xem xét khoản vay tối đa là 100 triệu USD và không yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ.

Từ tình hình thực tiễn trên, Ban chỉ đạo yêu cầu Tập đoàn Dầu khí khẩn trương phân tích, đánh giá kỹ về pháp lý và thương mại về ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Mỹ liên quan tới nhà thầu PM Nga đối với dự án nhiệt điện Long Phú 1 và đề xuất phương án xử lý. Mục tiêu cuối cùng là hợp đồng EPC vẫn tiếp tục được triển khai và giảm tối đa thiệt hại cho chủ đầu tư và các bên liên quan.

Ban chỉ đạo cũng yêu cầu PVN khẩn trương trình Bộ Công Thương về tổng mức đầu tư điều chỉnh để báo cáo Thủ tướng xem xét. Lý do là, tổng mức đầu tư của dự án được lập năm 2010 với mặt bằng giá thời điểm 2009 đến nay không còn phù hợp.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và đang được áp dụng cơ chế đặc thù, đồng thời cũng là dự án nằm trong chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 được triển khai trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do PVN làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ đầu năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014, tổ máy 2 vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ của dự án đang bị chậm nhiều so với kế hoạch.

Dự án có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, công suất lắp đặt 1.200 MW, với diện tích xây dựng 115ha, khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ Kwh điện.

Bảo Ngọc T/h

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.