Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản giai đoạn 2021-2030
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 911/QĐ-TTg phê duyệt đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.
Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/07/2022 có mục tiêu chung là nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Đề án phấn đấu đến năm 2030 nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

Nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá; xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.
Mạng lưới, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trâm tích) được triển khai hiệu quả; hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống các loài thủy sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô...) được triển khai hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; xây dựng và ban hành được ít nhất 02 kế hoạch hành động bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thủy sản ưu tiên bảo vệ; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; duy trì mức tăng hàng năm 8% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và bền vững.
Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp cụ thể: Nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản đối với các bên có liên quan; phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ trong hoạt động thủy sản, trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản; đầu tư xây dựng hạ tầng đảm bảo việc xử lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải; mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản.
Đồng thời, nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản.
PV
Tin mới
Bà Rịa – Vũng Tàu: Không để nhũng nhiễu, phiền hà người dân, doanh nghiệp
Bà Rịa – Vũng Tàu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giảm thời gian, chi phí; không nhũng nhiễu, phiền hà người dân, doanh nghiệp.
Chính sách về nhà ở phải đi kèm cải cách chế độ tiền lương
Sự kiện 1500 người tập trung xếp hàng bốc thăm trúng suất mua NOXH ở Hà Nội mới đây đã gây xôn xa. Từ đó, cho thấy nhu cầu mua nhà của người dân đối với phân khúc này rất lớn. Ngoài những chính sách về nhà thì các chuyên gia cho rằng, chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi… phải cải thiện mới giải quyết được vấn đề an sinh xã hội, nhất là đối tượng chọn mua NOXH đa phần là người trẻ.
Vải lai chín sớm được mùa, ước tính sản lượng trên 12.000 tấn
Vải lai chín sớm tại Phù Cừ, Hưng Yên thu hút sự quan tâm của khách hàng với vị ngọt đặc trưng, mẫu mã sáng đẹp.
Hơn 3,9 triệu người sử dụng dịch vụ Mobile Money
Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), Việt Nam đã có hơn 3,9 triệu người sử dụng dịch vụ Mobile Money.
Dừng thực hiện chủ trương thành lập Đại học FLC ở tỉnh Quảng Ninh
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản dừng thực hiện chủ trương thành lập Đại học FLC ở tỉnh Quảng Ninh.
TP Vĩnh Yên( Vĩnh Phúc): Chú trọng phát triển Nông nhiệp theo hướng bền vững
Trong quá trình phát triển hướng đến đô thị Vĩnh Yên ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, trở thành đô thị đáng sống. Bên cạnh việc đồng bộ hoá các thế mạnh của địa phương, ngành nông nghiệp trở thành ngành không thể thiếu, đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Câu chuyện thương hiệu
TPBank gửi triệu món quà may mắn tri ân khách hàng
PC Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên