Nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam tăng mạnh so cùng kỳ 2016 - Hình 1

Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thủy sản các loại  cho Việt Nam (Ảnh minh họa)

Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thủy sản các loại cho Việt Nam, chiếm trên 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, trị giá 132,57 triệu USD, tăng 35,6% so cùng kỳ năm 2016. Sản phẩm mà Việt Nam thường xuyên nhập từ Ấn Độ là tôm sú.

Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, nên phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế.

Ngoài thị trường chủ đạo là Ấn Độ, thì Việt Nam còn nhập khẩu thủy sản từ các thị trường như: Trung Quốc 48,98 triệu USD (chiếm 9,4%, tăng mạnh 94,3%); Na Uy 42,02 triệu USD (chiếm 8%, tăng 9,8% so cùng kỳ); từ Đài Loan 33,22 triệu USD (chiếm 6,3%, giảm 9,3%); Nhật Bản 28,47 triệu USD (chiếm 5,4%, tăng 11,2%); và từ Nga 24,53 triệu USD (chiếm 4,7%, tăng 75,7%)

Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ Đài Loan chủ yếu là tôm sú, cá ngừ, mực. Nhập khẩu từ Na Uy nhiều nhất là cá hồi. Một số nguyên liệu Việt Nam nhập từ Nhật Bản là loại hiếm như cá thu đao, cá hồi, cá tuyết… Còn nhập khẩu từ Indonesia nhiều nhất là tôm, cua, rong biển.

Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thủy sản từ phần lớn các thị trường đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016; trong đó đáng chú ý nhất là nhập khẩu thủy sản từ thị trường Myanmar mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,72 triệu USD, nhưng so cùng kỳ thì tăng đột biến tới 574%. Ngoài ra, nhập khẩu từ Trung Quốc, Chi Lê, Malaysia và Singapore cũng tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 94%, 100%, 78,8% và 79% so cùng kỳ.

Ngược lại, nhập khẩu thủy sản từ Ba Lan, Anh và Philippines sụt giảm mạnh so cùng kỳ, với mức giảm lần lượt  42%,  30% và 18% về kim ngạch.

 Gia Huy