Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng

Ông Nakajima Takeo dự báo, thời gian tới, hình thức đầu tư phổ biến của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam sẽ chủ yếu thông qua việc mua cổ phần, góp vốn với quy mô và lượng vốn nhỏ hơn. Có thể nói, cả quy mô và hình thức đầu tư đều thay đổi.

Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội Nakajima Takeo nhận định, thời gian tới sẽ có sự dịch chuyển cả về hình thức lẫn quy mô đầu tư khi doanh nghiệp Nhật Bản đang nhìn thấy tiềm năng rất lớn từ thị trường nội địa Việt Nam.

Ảnh internet.
Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Ảnh internet.

Ông Nakajima Takeo thông tin: Chúng tôi thực hiện khảo sát với công ty mẹ tại Nhật Bản về xu hướng đầu tư khi nhìn ra toàn cầu thì họ lựa chọn đâu là những thị trường tiềm năng. Và đối với các công ty mẹ, họ tiếp tục lựa chọn Việt Nam đứng thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ. Đây cũng là vị trí mà Việt Nam giữ vững trong bảy năm liên tiếp.

Vì sao vậy? Tôi có thể đưa ra bốn lý do chính. Thứ nhất, Việt Nam đang sở hữu một thị trường trong nước tăng trưởng tốt với dân số hơn 100 triệu người, phần lớn là giới trẻ. Đây sẽ là thị trường tiêu dùng dồi dào, tiềm năng cho sự phát triển của mảng kinh doanh doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B).

Thứ hai, Việt Nam đang được đánh giá là một cứ điểm hấp dẫn cho sản xuất và xuất khẩu do mức phí sản xuất khá cạnh tranh, nguồn nhân lực đông đảo, được đào tạo, sở hữu nhiều khu công nghiệp. Chính phủ cũng thường xuyên tạo điều kiện, dành nhiều ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là điểm mạnh của Việt Nam. Theo khảo sát mới của JETRO về nguồn nhân lực, Việt Nam đứng đầu ASEAN về chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ tư, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động như hiện nay, Việt Nam có sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị. Nếu nhìn trong vài năm tới, tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam vẫn được doanh nghiệp Nhật Bản dự báo là ổn định, ngay cả so với nhiều nước ASEAN.

Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Ảnh internet.
Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Ảnh internet.

Theo vị Trưởng đại diện Văn phòng JETRO thì, có ba hình thức hợp tác tiềm năng. Hình thức thứ nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để đưa các kỹ thuật mới, dịch vụ chất lượng cao của Nhật Bản vào áp dụng trong sản xuất.

Một trong những thương vụ nổi bật gần đây là việc Tập đoàn Morinaga - nhà sản xuất sữa hàng đầu Nhật Bản, với chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đã mua lại cổ phần của Công ty CP Elovi Việt Nam. Từ thương vụ này, Morigana đã áp dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất và cho ra các sản phẩm sữa chất lượng cao, phục vụ thị trường Việt Nam.

Hình thức thứ hai là doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam có sẵn công nghệ cao và công nghệ tốt, tận dụng kinh nghiệm từ Nhật Bản. Thương vụ điển hình là vào tháng 3/2024, NTT e-Asia Pte. Ltd trực thuộc tập đoàn viễn thông - công nghệ thông tin đứng thứ tư thế giới và hàng đầu tại Nhật Bản NTT East ký hợp tác chiến lược đầu tư với Công ty CP Công nghệ viễn thông AWING. Theo đó, NTT e-Asia sẽ sử dụng kỹ thuật, công nghệ của AWING, cộng với kinh nghiệm ở nước ngoài để phát triển mảng quảng cáo, mở rộng thị trường ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Hình thức thứ ba là hợp tác dưới dạng đối tác bình đẳng, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến xã hội, môi trường. Nhật Bản và Việt Nam sẽ tham gia với tư cách là đối tác bình đẳng cùng nhau giải quyết các vấn đề của nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế xanh… mà ở quy mô một doanh nghiệp, một địa phương rất khó có thể tự mình xử lý.

Ông Nakajima Takeo dự báo, thời gian tới, hình thức đầu tư phổ biến của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam sẽ chủ yếu thông qua việc mua cổ phần, góp vốn với quy mô và lượng vốn nhỏ hơn. Có thể nói, cả quy mô và hình thức đầu tư đều thay đổi.

Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Ảnh internet.
Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Ảnh internet.

Dù Việt Nam được coi là một cứ điểm sản xuất của chuỗi cung ứng toàn cầu, phục vụ xuất khẩu nhưng tôi cho rằng lĩnh vực sản xuất sẽ không thu hút doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới. Doanh nghiệp Nhật Bản đang nhìn thấy tiềm năng rất lớn từ thị trường nội địa Việt Nam và hướng tới thị trường này. Thời gian qua, có thể thấy động thái đầu tư từ các “ông lớn” như AEON Mall, Uniqlo, Matsukiyo… đều đang đặc biệt quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam thông qua các kế hoạch dài hạn.

Báo cáo Kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2023 của cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đang tăng dần khi tỷ lệ thu mua nguyên vật liệu, linh phụ kiện tại chỗ của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đạt 41,9% (tăng gần 10% trong 10 năm). Trong đó, thu mua từ các doanh nghiệp địa phương là 17,2%, tăng 2,2% so với năm trước và cao hơn mức trung bình 10,4% từ ASEAN.

Tuy nhiên hơn 40% có nghĩa là khoảng 60% còn lại Việt Nam vẫn đang phụ thuộc từ nhập khẩu bên ngoài. Đây là dư địa để Việt Nam tiếp tục cải thiện tỷ lệ nội địa hóa này. Tỷ lệ nội địa hóa càng cao sẽ thể hiện thực lực của doanh nghiệp Việt Nam càng tăng, đồng thời hỗ trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cắt giảm chi phí sản xuất.

X.Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quyết định chuyển Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế
Quyết định chuyển Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế

Sáng 23/6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Lễ công bố Quyết định chuyển Cảng Hàng không Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng thành Cảng Hàng không quốc tế.

Đồn Biên phòng Nhơn Hội bắt giữ đối tượng vận chuyển 290 bao thuốc lá trái phép
Đồn Biên phòng Nhơn Hội bắt giữ đối tượng vận chuyển 290 bao thuốc lá trái phép

Ngày 22/6, Tổ công tác của Đồn Biên phòng Nhơn Hội, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, tổ chức mật phục chống buôn lậu tại khu vực đường cộ xã Nhơn Hội (gần khu vực trường Tiểu học B Nhơn Hội) thuộc ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh cần định hướng kiến tạo phát triển
Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh cần định hướng kiến tạo phát triển

Nội dung Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh cần định hướng kiến tạo phát triển, có tính mở; tư tưởng hiện đại, có tầm nhìn chiến lược, đổi mới sáng tạo; đột phá về cơ chế, chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực; không cầu toàn, nóng vội; quy hoạch theo lộ trình.

Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản
Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản

Triển khai MOU đã ký giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Tập đoàn Aeon, từ ngày 20 -23/6/2024, Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản và Tập đoàn Aeon tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Aeon Nhật Bản năm 2024 với chủ đề “Ẩm thực đường phố Việt Nam tại Aeon”.

Công điện về bảo đảm an toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 và quản lý trẻ em dịp nghỉ hè
Công điện về bảo đảm an toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 và quản lý trẻ em dịp nghỉ hè

Công điện gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Bắt giữ tàu cá chở 40.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Bắt giữ tàu cá chở 40.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang vừa bắt giữ tàu cá chở 40.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc xuất xứ trên vùng biển Tây Nam.