Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhật Bản hiện đang là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam

Theo Cục Hải quan Việt nam, trong 02 năm gần đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản không ghi nhận sự tăng trưởng. Trong năm 2020, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt hơn 613 triệu USD, giảm 0,9% so với năm 2019. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2021, đạt 578 triệu USD, giảm 6% so với năm 2020.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

Sau khi giảm mạnh trong 2 quý cuối năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận tăng trưởng dương. Tính tới nửa đầu tháng 3/2022, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt trên 113 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện Nhật Bản đang là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ, chiếm 15% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Trong tháng 03/2022, Việt Nam có 67 doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật Bản với các sản phẩm như tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh, …

Trong tháng 1/2022, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt gần 176 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia là 3 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản. Cụ thể, nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm nhẹ, trong khi nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia tăng lần lượt 21% và 46% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong năm 2021 đạt 2,3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. 5 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản gồm Việt Nam, Indonnesia, Ấn Độ, Thái Lan, Argenntina.

Trong năm 2021, Việt Nam đứng vị trí đầu tiên cung cấp tôm cho Nhật Bản, chiếm 24% thị phần nhập khẩu tôm của nước này, Indonesia và Ấn Độ cùng chiếm 16% thị phần, Argentina chiếm 7%. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 3% trong năm 2021, trong khi đó nhập khẩu tôm từ các thị trường khác của Nhật Bản đều tăng.

Sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất của Nhật Bản trong năm 2021, tăng 10% so với năm 2020. Trong khi đó, nhập khẩu tôm nước lạnh giảm 9% so với năm 2020. Nhật Bản có sự ưu tiên nhập khẩu tôm nước ấm nhiều hơn tôm nước lạnh trong những năm gần đây.

Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đang dần nới lỏng các chính sách, biện phám kiểm soát biên giới và bình thường hóa các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh với 106 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Mỹ, hầu hết châu Âu và nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế

Tại “Diễn đàn doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia đồng hành và chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp.

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng” vào tối 18/4.

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam
Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4); trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Việt Nam trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...

Long An tạm giữ nhiều xe đạp và xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
Long An tạm giữ nhiều xe đạp và xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đã phối hợp với Công an xã Tân Long kiểm tra, tạm giữ 16 xe đạp và 05 xe đạp điện hiệu GIELANG, SUMMA không rõ nguồn gốc xuất xứ.